Logo

Tọa đàm về xây dựng và phát triển thương hiệu ở Đồng bằng Sông Cửu Long

17/01/2014

Ngày 14-01-2014, tại thành phố Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (SHTT) và Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm về nâng cao nhận thức trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Ngày 14-01-2014, tại thành phố Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (SHTT) và Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm về nâng cao nhận thức trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

 

Các tỉnh thuộc ĐBSCL nổi tiếng với những sản phẩm đặc thù do điều kiện thiên nhiên ưu đãi, kỹ thuật canh tác truyền thống lâu đời, giàu tính bản địa mang lại. Để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nhu cầu đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm trên địa bàn là rất lớn. Theo thống kê của Cục SHTT, năm 2013 vùng ĐBSCL có 1.837 đơn đăng ký và 1.204 văn bằng bảo hộ đã được cấp, gồm Long An (465 đơn, 304 văn bằng); Cần Thơ (288 đơn, 200 văn bằng); An Giang (230 đơn, 114 văn bằng); Đồng Tháp (182 đơn, 114 văn bằng), tương đương với số đơn và văn bằng được cấp trong các năm 2011-2012. Các chỉ dẫn địa lý được cấp văn bằng bảo hộ có Nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang) - sản phẩm đầu tiên của các nước ASEAN được chính thức bảo hộ tên gọi xuất xứ tại 28 nước thành viên EU; gạo một bụi đỏ Hồng Dân (Bạc Liêu); xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang); gạo Nàng Nhen thơm Bảy Núi (An Giang); muối Bạc Liêu; bưởi Năm Roi Bình Minh (Vĩnh Long). Về nhãn hiệu chứng nhận có: Gạo thơm Sóc Trăng; chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ (đã được chấp nhận đơn hợp lệ - 2013). Nhãn hiệu tập thể có: Cá rô Hậu Giang; Cà Mau có tôm khô Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển), cá khô bổi (huyện Trần Văn Thời) và mật ong U Minh Hạ (huyện U Minh); Đồng Tháp có quýt hồng Lai Vung; Bến Tre có kẹo dừa, bưởi da xanh, chôm chôm nhãn, măng cụt; Tiền Giang có vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, sơ ri Gò Công, thanh long chợ Gạo… Cần Thơ có mít Ba Láng không hạt, rượu Phong Điền, dâu Hạ Châu - Phong Điền, cơm rượu Trung Thạnh, nấm bào ngư Thới An Đông, bánh tét lá cẩm Cần Thơ (đã được chấp nhận hợp lệ - 2013). Đó là những kết quả quan trọng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

 

Các bài viết khác