Logo

Phạm và Liên danh Đà Nẵng tập huấn “Kỹ năng soạn thảo văn bản trong doanh nghiệp”

21/11/2013

Ai trong chúng ta cũng đã từng viết một loại văn bản, giấy tờ nào đấy, đơn giản hoặc trang trọng, hình thức tự do hoặc biểu mẫu chuẩn mực. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đã biết viết một Đơn xin nghỉ phép, một Bản tường trình, một Giấy cam đoan ... Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người, mỗi gia đình, thông qua các quan hệ xã hội, cũng thường viết các văn bản như Đơn trình báo, Đơn xin xác nhận hay Đơn yêu cầu... Và ở một cấp độ cao hơn, những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với các loại văn bản, giấy tờ, thì viết lách, soạn, lập văn bản chính là công việc hằng ngày. Như vậy, soạn thảo văn bản không phải là công việc xa lạ, không chỉ là chức năng của một thư ký, như nhiều người nhầm lẫn, mà chính là việc của mỗi người trong công việc và trong cuộc sống thường nhật.


Ai trong chúng ta cũng đã từng viết một loại văn bản, giấy tờ nào đấy, đơn giản hoặc trang trọng, hình thức tự do hoặc biểu mẫu chuẩn mực. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đã biết viết một Đơn xin nghỉ phép, một Bản tường trình, một Giấy cam đoan ... Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người, mỗi gia đình, thông qua các quan hệ xã hội, cũng thường viết các văn bản như Đơn trình báo, Đơn xin xác nhận hay Đơn yêu cầu... Và ở một cấp độ cao hơn, những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với các loại văn bản, giấy tờ, thì viết lách, soạn, lập văn bản chính là công việc hằng ngày. Như vậy, “soạn thảo văn bản” không phải là công việc xa lạ, không chỉ là chức năng của một thư ký, như nhiều người nhầm lẫn, mà chính là việc của mỗi người trong công việc và trong cuộc sống thường nhật.

 

Tuy vậy, không phải tự nhiên mà có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể soạn thảo tốt một văn bản. Nhiều người, khi viết một văn bản, không biết đặt tên cho nó là gì, gửi cho ai; có người đặt tên xong lại không biết sắp xếp bố cục ra sao, diễn đạt các ý như thế nào, nôi dung nào thể hiện trước, nội dung nào thể hiện sau; có người viết xong rồi, người đọc không hiểu được văn bản muốn truyền tải nội dung gì; trường hợp khác, nội dung văn bản có thể được thể hiện rất rõ, nhưng nhìn vào hình thức, người nhận không muốn đọc vì nó thể hiện sự thiếu nghiêm túc, hoặc gây ra cảm giác thiếu tôn trọng người đọc... Vì vậy, việc nghiên cứu, học hỏi để ngày một nâng cao, hoàn thiện hơn kỹ năng soạn thảo văn bản là cần thiết, đặc biệt đối với những người “ngồi bàn giấy”.

 

Với mong muốn chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm qua công việc thực tiễn trong lĩnh vực này, đồng thời trước yêu cầu của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tại khu vực miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng về việc nâng cao kỹ năng soạn thảo văn bản cho nhân sự của đơn vị mình, Phạm và Liên Danh Đà Nẵng đã xây dựng chương trình tập huấn “Kỹ năng soạn thảo văn bản trong doanh nghiệp” dành cho các doanh nghiệp đang ký kết hợp đồng dịch vụ thường xuyên, dịch vụ có thời hạn 3, 6 hoặc 12 tháng và những doanh nghiệp có nhu cầu khác. Chương trình này đã nhận được sự đánh giá cao về mặt thực tiễn của nhiều doanh nghiệp và học viên tham dự.

 

Chương trình bao gồm các nội dung chính như sau:

 

1.         Phương pháp trình bày hình thức văn bản

1.1.      Canh lề văn bản để tạo nên tính thống nhất, thẩm mỹ cho văn bản

1.2.      Phương pháp điều chỉnh độ dài văn bản

1.3.      Sử dụng chế độ “bảng”

1.4.      Sử dụng phím TAB

1.5.      Sử dụng kiểu chữ

1.6.      Vị trí của dấu câu

1.7.      Cách đoạn, cách dòng để tạo nên tính thống nhất, thẩm mỹ cho văn bản

1.8.      Đánh số, dấu cho các mục

1.9.      Bài tập thực hành

 

2.         Dấu câu trong văn bản

2.1.      Vai trò của dấu câu trong văn bản

2.2.      Lỗi thường gặp về dấu câu

2.3.      Dấu câu và hậu quả pháp lý

2.4.      Bài tập thực hành

 

3.         Các hình thức viết hoa và lỗi thường gặp

3.1.      Viết hoa vì phép đặt câu

3.2.      Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người

3.3.      Viết hoa tên địa lý

3.4.      Viết hoa tên cơ quan, tổ chức

3.5.      Các trường hợp đặc biệt khác

 

4.         Nội dung văn bản

4.1.      Chắt lọc từ, cụm từ cho văn bản; những từ, cụm từ dễ nhầm lẫn

4.2.      Câu văn và lỗi thường gặp

4.3.      Chủ đề văn bản, yếu tố quan trọng cần xác định

4.4.      Câu chủ đề của đoạn văn, tính thiết yếu nhưng ít được quan tâm

4.5.      Liên kết đoạn văn, vấn đề của thói quen

4.6.      Từ khóa trong văn bản, không để lệ thuộc vào cảm tính chủ quan

4.7.      Bài tập thực hành

 

5.         Văn phong

5.1.      Khái niệm

5.2.      Quan hệ giữa văn phong với đối tượng nhận văn bản

5.3.      Quan hệ giữa văn phong với mục đích của văn bản

5.4.      Bài tập thực hành

 

6.         Các loại văn bản doanh nghiệp thường sử dụng

6.1.      Biên bản

6.2.      Báo cáo

6.3.      Công văn

6.4.      Thông báo

6.5.      Quyết định

6.6.      Nghị quyết

6.7.      Đơn khiếu nại

6.8.      Đơn yêu cầu/đề nghị

6.9.      Bài tập thực hành

 

Bên cạnh chương trình “Kỹ năng soạn thảo văn bản trong doanh nghiệp”, Phạm và Liên Danh Đà Nẵng đang tổ chức tập huấn cho doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung các chương trình như sau:

 

1.         Kỹ năng soạn thảo, đàm phán và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh thương mại;

2.         Pháp luật về đấu thầu;

3.         Kỹ năng soạn thảo Hợp đồng tư vấn thiết kế và xây dựng công trình;

4.         Kỹ năng soạn thảo hợp đồng mua bán căn hộ;

5.         Pháp luật doanh nghiệp (các loại hình doanh nghiệp và những vấn đề pháp lý liên quan);

6.         Pháp luật về lao động;

7.         Pháp luật thuế và bảo hiểm xã hội;

8.         Pháp luật về bảo hiểm tài sản;

9.         Kỹ thuật xây dựng và phát triển thương hiệu;

10.       Pháp luật sở hữu trí tuệ.

 

 

                                                                                                                                                                                                 (Phạm và Liên danh Đà Nẵng)

 

Các bài viết khác