Logo

THANH TOÁN TIỀN MUA CỔ PHẦN BẰNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY: Một sai phạm nghiêm trọng

18/12/2013

Trong tình hình suy thoái kinh tế, việc giải thể, phá sản DN diễn ra khá phổ biến. Đi cùng với đó là các giao dịch mua bán cổ phần (CP) thường xảy ra tranh chấp phức tạp mà hầu hết xuất phát từ chiêu thức "tay không bắt giặc" của bên mua. Bên mua, sau khi đặt cọc và hợp thức hóa hồ sơ thay đổi ĐKKD để nắm quyền kiểm soát công ty (CT), đã bán một số tài sản của CT hoặc dùng danh nghĩa của CT đi vay ngân hàng để thanh toán khoản tiền mua CP của chính mình.

Trong tình hình suy thoái kinh tế, việc giải thể, phá sản DN diễn ra khá phổ biến. Đi cùng với đó là các giao dịch mua bán cổ phần (CP) thường xảy ra tranh chấp phức tạp mà hầu hết xuất phát từ chiêu thức "tay không bắt giặc" của bên mua. Bên mua, sau khi đặt cọc và hợp thức hóa hồ sơ thay đổi ĐKKD để nắm quyền kiểm soát công ty (CT), đã bán một số tài sản của CT hoặc dùng danh nghĩa của CT đi vay ngân hàng để thanh toán khoản tiền mua CP của chính mình.


Đây là sai phạm nghiêm trọng vì: thứ nhất, về mặt bản chất pháp lý, các bên mua CP của nhau trong một CT là động thái thay đổi chủ sở hữu CP chứ không thay đổi giá trị tài sản cũng như vốn điều lệ của CT. Vậy nên, khi chính CT lại dùng nguồn tài chính của mình để thanh toán cho bên bán CP thì đã làm giảm giá trị tài sản của CT. Thứ hai, về quyền lợi của bên thứ ba, CT thanh toán thay cho bên mua CP sẽ gây xâm hại đến lợi ích của bên thứ ba. Một khi giá trị tài sản của CT giảm thì giá trị tương ứng của mỗi CP cũng giảm đi, đồng nghĩa với việc các cổ đông khác tự dưng mất đi khoản chênh lệch này. Tương tự, các chủ nợ sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. 

 

Đặc biệt, lợi ích của Nhà nước, của người lao động có thể bị xâm hại nghiêm trọng khi giá trị tài sản của CT không còn đủ thanh toán cho các khoản nợ thuế, nợ BHXH, nợ lương... Tuy nghiêm trọng như vậy, nhưng thực tế một số cơ quan ĐKKD vẫn cấp giấy phép thay đổi cho CT khi hồ sơ xin cấp thay đổi có chứng từ thể hiện CT đứng ra thanh toán cho bên mua CP trong quan hệ mua bán giữa các cổ đông với nhau. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị các cơ quan cấp ĐKKD đặc biệt lưu ý vấn đề này nhằm tránh vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích cho Nhà nước và cho cả cá nhân, tổ chức liên quan.

 

(Chuyên mục này có sự hợp tác về chuyên môn của CN VPLS Phạm và Liên Danh tại Đà Nẵng & Báo Công an Đà nẵng.  Đường dây nóng hỗ trợ tư vấn: 0511.3600109)

Các bài viết khác