Logo

“Giải quyết tranh chấp”- điều khoản quan trọng của hợp đồng

27/11/2013
Trong hợp đồng (HĐ) kinh doanh thương mại (KDTM), “giải quyết tranh chấp (GQTC)” là một trong những điều khoản cơ bản và quan trọng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, nó được quy định thiếu chính xác, chặt chẽ và rõ ràng đã ảnh hưởng không nhỏ đến DN khi có TC xảy ra.

(Cadn.com.vn) - Trong hợp đồng (HĐ) kinh doanh thương mại (KDTM), “giải quyết tranh chấp (GQTC)” là một trong những điều khoản cơ bản và quan trọng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, nó được quy định thiếu chính xác, chặt chẽ và rõ ràng đã ảnh hưởng không nhỏ đến DN khi có TC xảy ra. Để hạn chế thiếu sót này, DN cần lưu ý một số vấn đề như sau:

 

Một là, cần hiểu rõ khái niệm và quy định về “hòa giải (HG)” để có quyết định chính xác. HG là một trong 4 hình thức giải quyết TC thương mại, là hình thức giải quyết TC thông qua một trung gian HG. Do đó, khi đã thỏa thuận HG là một giai đoạn bắt buộc trước khi khởi kiện thì nếu một bên khởi kiện mà chưa tiến hành HG thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án (TA) hay trọng tài (TT) trả hồ sơ”. Vì vậy, DN cần lưu ý rằng một khi không xem HG là một giai đoạn bắt buộc khi giải quyết TC thì không nên ghi vào HĐ nhằm tránh những phức tạp không đáng có có thể phát sinh.

 

Hai là, phải biết thỏa thuận chọn TA giải quyết TC như thế nào để không bị vô hiệu. Về mặt nguyên tắc, trong quan hệ KDTM, các bên được quyền tự do thỏa thuận các điều khoản. Tuy nhiên, DN cũng cần phải nắm rõ một nguyên tắc là mọi thỏa thuận không được trái với quy định của pháp luật. Theo LS Ngô Lê Hoài Phong, Trưởng Chi nhánh Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh tại Đà Nẵng: do DN sử dụng các HĐ mẫu có từ thời Pháp lệnh HĐ kinh tế năm 1989 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 đã hết hiệu lực từ nhiều năm nay và thỏa thuận theo ý chí chủ quan của mình mà không có sự nghiên cứu và tư vấn, nên trong thỏa thuận chọn TA, DN thường mắc 3 lỗi chính là: chọn TA cấp tỉnh để giải quyết một TC mà theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền của TA cấp huyện; chọn một TA thuộc một tỉnh mà nơi đó không phải là địa điểm kinh doanh của ít nhất một bên trong quan hệ, không phải là nơi HĐ được thực hiện...; chọn một TA mà không còn tồn tại (ví dụ: TA Kinh tế TP Đà Nẵng). Một khi thỏa thuận chọn TA không phù hợp với quy định của pháp luật thì thỏa thuận đó vô hiệu và TA nào giải quyết sẽ theo quy định của pháp luật.

 

Ba là, khi chọn TT để giải quyết TC thì cần phải ghi đầy đủ và chính xác một số thông tin. Trong thỏa thuận TT, DN thường chỉ ghi đơn giản là TC sẽ được giải quyết tại TT; hoặc có ghi trung tâm TT nhưng đa phần thì ghi tên sai. Điều này thường dẫn đến hậu quả là TA thụ lý hồ sơ cũng khó mà trung tâm TT đứng ra giải quyết cũng không ổn. Vì vậy, một khi các bên quyết định chọn trung tâm TT để giải quyết TC thì cần ghi đầy đủ và chính xác các thông tin sau: tên trung tâm TT; số lượng TT viên; nơi xét xử TT. Nếu là HĐ với cá nhân, pháp nhân nước ngoài thì còn cần phải nêu rõ luật áp dụng và ngôn ngữ TT.

 

 

(Nguồn: Báo Công an Đà Nẵng và Chi nhánh VPLS Phạm & Liên danh tại Đà Nẵng)

 

Các bài viết khác