English
  • Trang chủ

  • Văn phòng

    • Giới thiệu văn phòng
    • Tiêu chí hoạt động
    • Đội ngũ
    • Cơ cấu tổ chức
    • Thành tựu Đạt được
  • Lĩnh vực Hoạt động

    • Pháp luật Sở hữu Trí tuệ
      • Sáng chế
      • Nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý
      • Kiểu dáng công nghiệp
      • Quyền tác giả, quyền liên quan
      • Chống cạnh tranh không lành mạnh
      • Li xăng, nhượng quyền thương mại, chuyển giao công nghệ
      • Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
      • Bí mật kinh doanh
      • Bảo hộ giống cây trồng
      • Thiết kế bố trí mạch tích hợp
    • Pháp luật Kinh doanh
      • Doanh nghiệp
      • Đầu tư
      • Bất động sản, đất đai và xây dựng
      • Thương mại
      • Thuế, tài chính, ngân hàng
      • Vận tải biển
      • Bảo hiểm
      • Lao động
      • Tranh tụng và giải quyết tranh chấp
  • Tin tức & Sự kiện

    • Tin tức & Sự kiện
    • Chuyên mục - Bình luận
    • Vụ việc điển hình
  • Liên hệ

    • Văn phòng Hà Nội
    • Văn phòng Hồ Chí Minh
    • Văn phòng Đà Nẵng
    • Văn phòng Hải Phòng
Tin tức & Sự kiện
  • Tin tức & Sự kiện
  • Chuyên mục - Bình luận
  • Vụ việc điển hình
Hình ảnh Tin tức & Sự kiện
  • Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh huỷ bỏ thành công hiệu lực nhãn hiệu ORA BABY
    Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh huỷ bỏ thành công hiệu lực nhãn hiệu ORA BABY
  • Cho phép quảng cáo so sánh trong một số trường hợp
    Cho phép quảng cáo so sánh trong một số trường hợp
Trang chủ>>Tin tức & Sự kiện>>Tin tức & Sự kiện

Sự sáng tạo hay xâm phạm quyền tác giả

Việc đánh giá các tranh chấp về quyền tác giả không phải bao giờ cũng là điều đơn giản, trắng- đen rõ ràng. Các cuộc tranh cãi về một tác phẩm là sáng tạo hay sao chép quyền tác giả luôn xảy ra mọi lúc, mọi nơi và không thể tránh khỏi.

 

Thông qua một số ví dụ dưới đây ở nước ngoài và Việt Nam, đã từng gây những cuộc tranh luận về quyền tác giả để xem kết quả giải quyết chúng ra sao, có ý nghĩa gì đối với những vụ việc tương tự.

 

 Trường hợp thứ nhất:

 


 

Nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Anh Rogers đã chụp bức ảnh một cặp nam nữ bế đàn chó con (Hình 1) để sử dụng trên các tấm thiệp mừng và các sản phẩm tương tự . Nghệ sĩ nổi tiếng quốc tế Jeff Koons trong quá trình tổ chức triển lãm nghệ thuật về đồ vật thông dụng đã sử dụng ảnh gốc đó của Rogers để tạo ra bộ tượng dựa trên cùng nội dung của bức ảnh (Hình 2).

 

Koons sau đó đã sản xuất hàng loạt để bán các bức tượng đó ra thị trường và thu được khá nhiều tiền.  Khi phát hiện ra tác phẩm của mình bị sao chép Rogers đã kiện Koons ra toà vì cho rằng đã xâm hại bản quyền của mình. Koons phản bác lại khi cho rằng tác phẩm của mình là sự sáng tạo mới và do đó  không vi phạm pháp luật.

 

Tuy nhiên toà án đã ra phán quyết khẳng định rằng, sự tương tự giữa hai tác phẩm là rõ ràng, một người bình thường sẽ dễ dàng nhận biết đây là một sự sao chép. Sự chống chế của Koons là mình có thể sử dụng nhiều nguồn chất liệu có sẵn trong đời sống như người, vật, sự việc… để sáng tạo ra cùng một thông điệp mà không cần sao chép tác phẩm của Rogers đã bị tòa bác bỏ và buộc Koons phải trả tiền bồi thường cho Rogers.

 

Đây là một trong những vụ việc nổi tiếng và đã trở thành một ví dụ tốt để tham khảo cho giải quyết nhiều vụ việc tương tự xảy ra sau này. Vụ việc này cũng  liên quan đến  một lĩnh vực trong nghệ thuật đương đại – đó là nghệ thuật chuyển dụng (appropriation art). Liệu có thể dựa trên một tác phẩm của người khác để sáng tạo ra một tác phẩm mới của riêng mình? Và nếu làm như vậy, thì lúc nào bị coi  sao chép và lúc nào được coi là tác phẩm phái sinh?  
               

Trường hợp thứ 2:


 

Nghệ sĩ đường phố nổi tiếng Shephard Fairey đã sáng tác tranh cổ động “HOPE” (Hy vọng) trong chiến dịch tranh cử lần thứ nhất của Tổng thống Obama năm 2008. Bức tranh đã nhanh chóng trở thành biểu tượng cho chiến dịch tranh cử này (Hình 4).

 

Tháng 1/2009, hãng thông tấn AP (Hoa Kỳ) khẳng định, bức ảnh mà Fairey đã dựa vào (Hình 3) để tạo nên tác phẩm của mình là do nhà nhiếp ảnh Mannie Garcia thuộc hãng này thực hiện - và yêu cầu phải bồi thường do đã sử dụng ảnh gốc này. Fairey trả lời là mình đã sử dụng một cách trung thực bức ảnh gốc để tạo nên tác phẩm mới của mình mà không hề làm giảm giá trị của bức ảnh đó.

 

Kết quả là nghệ sĩ và hãng AP đã giải quyết vụ việc bằng thoả thuận riêng giữa hai bên vào tháng 1/2011, trong đó có nội dung phân chia lợi ích mà Fairey thu được do sử dụng bức ảnh gốc.

 

Ý nghĩa của việc giải quyết vụ viêc này là mặc dù không có phiên tòa nào được mở và phán quyết xâm phạm quyền nào của toà được đưa ra, nhưng nó cũng đã tạo ra rất nhiều tranh luận xung quanh vấn đề về giá trị của một tác phẩm gốc và giá trị tăng thêm nó có thể có được nhờ sự sáng tạo tiếp theo của của một người khác. Điều rõ ràng là không có bức ảnh gốc thì không thể có poster của Fairey và mặt khác tác phẩm ảnh của Garcia không dễ dàng đạt được sự nổi tiếng mà nó có được sau này nếu không xuất hiện poster cổ động của Fairey. Garcia cũng tự mình tuyên bố rằng ông “rất tự hào vì bức ảnh, và những gì Fairey đã làm là mang tính sáng tạo nghệ thuật trên cơ sở bức ảnh gốc và tạo nên hiệu quả riêng của nó”. Tuy nhiên vấn đề chưa chuẩn ở đây là Fairey đã sử dụng bức ảnh mà không xin phép và không dẫn chiếu về  bức ảnh gốc và tác giả của nó.

 

Trường hợp tại Việt Nam:




Năm 1999 bức ảnh “Nụ hôn của gió” (Hình 5) của tác giả Trần Thế Long được biết đến rộng rãi sau khi đạt huy chương vàng trong cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế do FIAP bảo trợ, được bằng khen của Bộ Văn hoá Thể thao và được trưng bày ở nhiều cuộc thi và triển lãm ảnh trong nước và
  quốc tế. Bức ảnh biểu tả một cô gái có khuôn mặt hồn nhiên, ngước nhìn lên với chiếc khăn màu vàng phía sau bay lên theo gió.

 

Đầu năm 2005, 20.000 bản tranh cổ động cỡ lớn 65x85 cm với nội dung “Đảng là cuộc sống của tôi” (Hình 6) được Bộ Văn hóa & Thể thao cấp phép và phát hành nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng. Nội dung, đường nét, bố cục và người mẫu trong bức tranh cổ động đều tương tự với bức ảnh “Nụ hôn của gió” chỉ khác phần khăn vàng thay bằng màu đỏ, thêm hình búa liềm và phần chữ. Tên tác giả ký dưới bức tranh cổ động là “Kiên 04” với chú thích là: Tranh của hoạ sĩ Nguyễn Trung Kiên.

 

Theo đánh giá của các chuyên gia, bức ảnh này không phải là sự vẽ  lại bức ảnh gốc và cũng không có một ý đồ sáng tạo đáng kể nào mà thuần tuý chỉ là việc xử lý kỹ thuật trên máy vi tính. Thực ra, Kiên đang là sinh viên khoá 10 Khoa đồ hoạ, viện Đại học Mở Hà Nội đã tự mình chủ động “sáng tác” bức tranh đã không liên lạc, trao đổi với tác giả Trần Thế Long mà tự ý tô lại màu khăn, thêm hình búa liềm, khẩu hiệu…để gửi tham dự cuộc thi sáng tác tranh cổ động chào mừng ngày thành lập Đảng do Bộ Văn hóa & Thể thao tổ chức và được ban giám khảo chấm giải nhất.

 

Trước phản ứng của tác giả Trần Thế Long và của công chúng, Bộ Văn hoá & Thể thao đã cùng với các cơ quan hữu quan tổ chức cuộc họp sau đó và đã đi đến kết luận: Bức tranh cổ động “Đảng là cuộc sống của tôi” không phải là kết quả của sự sáng tạo mà là tác phẩm sao chép, xâm phạm quyền tác giả của bức ảnh “Nụ hôn của gió”. Với kết luận đó Bộ Văn hoá & Thể thao đã quyết định thu hồi lại giải thưởng của sinh viên Nguyễn Trung Kiên.

 

TH

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh là một trong các Văn phòng luật sở hữu trí tuệ có uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm: tư vấn, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả & quyền liên quan, nhãn hiệu, tên thương mại & chỉ dẫn địa lý, li-xăng, nhượng quyền thương mại & chuyển giao công nghệ… cũng như đại diện cho khách hàng trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Các bài viết khác
  • 13/03/2018

    Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

  • 27/02/2018

    Công ty Hoa Kỳ thắng kiện lớn về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Trung quốc

  • 20/12/2017

    Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp toàn thế giới đạt kỷ lục mới trong năm 2016

  • 21/11/2017

    Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức ban hành Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2006 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 01/2007/TT-KHCN

  • 20/11/2017

    Bộ Khoa học và Công nghệ công bố 6 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam gồm: Vinamilk, IKEA, Vinacafe, Nike, Petrolimex, Phạm và Liên Danh

  • 01/11/2017

    Bảo hộ kiểu dáng các phụ tùng thay thế tại Nhật Bản

  • 25/09/2017

    Bảo hộ kiểu dáng và nhãn hiệu đối với các phụ tùng thay thế của xe cộ và máy móc

  • 15/08/2017

    Dự thảo Nghị định hướng dẫn về quyền tác giả

  • 08/08/2017

    VPLS Phạm và Liên danh chấm dứt thành công hiệu lực đăng ký nhãn hiệu OSA

  • 04/08/2017

    Sẽ xử phạt vi phạm hành chính với việc đăng hình ảnh cá nhân không phép

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh

Văn phòng Hà Nội

Số 8 Trần Hưng Đạo,

Tel:  024.38244852

Fax: 024.38244853

Email: hanoi@pham.com.vn

Văn phòng TP. Hồ Chí Minh

Số 8 Nguyễn Huệ, Q.1

Tel:  028. 38235803

Fax: 028. 38235832

Email: saigon@pham.com.vn

Văn phòng Đà Nẵng

Số 147 Trưng Nữ Vương

Tel:  0236.3572456

Fax: 0236.3572454

Email:danang@pham.com.vn

Văn Phòng Hải Phòng

Số 551 Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tel:  0225.3804296

Fax: 0225.3804296

Email: haiphong@pham.com.vn


© 2015 Pham & Associates