English
  • Trang chủ

  • Văn phòng

    • Giới thiệu văn phòng
    • Tiêu chí hoạt động
    • Đội ngũ
    • Cơ cấu tổ chức
    • Thành tựu Đạt được
  • Lĩnh vực Hoạt động

    • Pháp luật Sở hữu Trí tuệ
      • Sáng chế
      • Nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý
      • Kiểu dáng công nghiệp
      • Quyền tác giả, quyền liên quan
      • Chống cạnh tranh không lành mạnh
      • Li xăng, nhượng quyền thương mại, chuyển giao công nghệ
      • Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
      • Bí mật kinh doanh
      • Bảo hộ giống cây trồng
      • Thiết kế bố trí mạch tích hợp
    • Pháp luật Kinh doanh
      • Doanh nghiệp
      • Đầu tư
      • Bất động sản, đất đai và xây dựng
      • Thương mại
      • Thuế, tài chính, ngân hàng
      • Vận tải biển
      • Bảo hiểm
      • Lao động
      • Tranh tụng và giải quyết tranh chấp
  • Tin tức & Sự kiện

    • Tin tức & Sự kiện
    • Chuyên mục - Bình luận
    • Vụ việc điển hình
  • Liên hệ

    • Văn phòng Hà Nội
    • Văn phòng Hồ Chí Minh
    • Văn phòng Đà Nẵng
    • Văn phòng Hải Phòng
Tin tức & Sự kiện
  • Tin tức & Sự kiện
  • Chuyên mục - Bình luận
  • Vụ việc điển hình
Hình ảnh Chuyên mục - Bình luận
  • Gìn giữ và phát triển các đặc sản Việt Nam bằng bảo hộ nhãn hiệu & chỉ dẫn địa lý
    Gìn giữ và phát triển các đặc sản Việt Nam bằng bảo hộ nhãn hiệu & chỉ dẫn địa lý
  • Nhãn hiệu gây nhầm lẫn về phát âm
    Nhãn hiệu gây nhầm lẫn về phát âm
Trang chủ>>Tin tức & Sự kiện>>Chuyên mục - Bình luận

Tìm hiểu về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh

Sắp tới đây, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các nước thành viên phê chuẩn và có hiệu lực, một số quy định và thực tiễn áp dụng luật pháp về sở hữu trí tuệ của Việt Nam sẽ phải có những bổ  sung, sửa đổi để phù hợp với các quy định và cam kết của TPP. Liên quan đến lĩnh vực nhãn hiệu, ngoài các nhãn hiệu truyền thống , TPP quy định các nước thành viên trong đó có Việt Nam phải “ bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và nỗ lực để bảo hộ nhãn hiệu mùi”.

 

Theo quy định hiện hành của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì nhãn hiệu phải là các dấu hiệu nhìn thấy được, trong khi đó nhãn hiệu âm thanh là loại nhãn hiệu không nhìn thấy, khi các âm thanh được sử dụng để thực hiện chức năng phân biệt nguồn gốc thương mại của sản phẩm hay dịch vụ. Âm thanh có thể là các tiếng chuông, tiếng cồng đặc biệt, một giai điệu hay tập hợp một số nốt nhạc… Đa phần các hiệp ước quốc tế hiện nay liên quan đến sở hữu trí tuệ đều có định nghĩa về nhãn hiệu bao gồm cả dấu hiệu âm thanh hoặc ít nhất không loại trừ loại nhãn hiệu này khỏi sự bảo hộ. Do sự phát triển nhanh chóng của loại nhãn hiệu này nên ngoài Hoa Kỳ, các nước như Anh, Đức, Ý, New Zealand, Nhật Bản và một số nước khác đã nhanh chóng đưa vào luật nhãn hiệu của mình quy định về đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu âm thanh.

 

Có thể nêu một số ví dụ về nhãn hiệu âm thanh được bảo hộ và sử dụng rộng rãi trên thế giới như: Tiếng gầm của sư tử mở đầu cho phim của hãng MGM (Hoa Kỳ), tiếng chuông điện thoại mặc định của hãng NOKIA (Phần Lan), tiếng sấm rền của hãng môtô Harley – Davidson (Hoa Kỳ) hoặc bốn nốt nhạc lên xuống trầm bổng của hãng dược phẩm HISAMITSU    (Nhật Bản)…

 

Cũng như các nhãn hiệu truyền thống, để được bảo hộ, nhãn hiệu âm thanh phải có khả năng phân biệt, nghĩa là âm thanh đó phải có khả năng phân biệt  hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác. Để xác định yêu cầu này, một nhãn hiệu âm thanh xin đăng ký cũng phải được xem xét cả về khả năng phân biệt tự thân cũng như khả năng phân biệt tương đối so với các nhãn hiệu âm thanh hoặc các quyền sở hữu trí tuệ có trước.

 

Một dấu hiệu âm thanh chỉ tạo từ một hay hai nốt nhạc, hay các âm thanh mô tả lĩnh vực, tính năng, tác dụng hay chất lượng của sản phẩm/dịch vụ liên quan thường không được chấp nhận bảo hộ. Tương tự các bản nhạc thường được sử dụng rộng rãi nhiều người biết đến hàm chỉ một số sản phẩm hay dịch vụ nào đó cũng khó được chấp nhận là nhãn hiệu độc quyền cho một ai. Một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh hay một tập hợp nốt nhạc quá dài cũng thường không được chấp nhận làm nhãn hiệu, thậm chí chúng có thể quá quen đối với công chúng nhưng không có nghĩa chúng có đủ khả năng phân biệt để thực hiện chức năng một nhãn hiệu.

 

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu âm thanh nói chung cũng áp dụng như đối với nhãn hiệu truyền thống, tuy vậy mẫu nhãn hiệu âm thanh trong đơn đăng ký thường được yêu cầu thể hiện bằng các nốt nhạc cụ thể trên khung nhạc, kèm với đó là một đĩa CD hay một vật mang điện tử thể hiện âm thanh của nhãn hiệu đó nhằm phục vụ cho việc xem xét, thẩm định, ghi nhận và công bố nhãn hiệu.

 

TH

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh là một trong các Văn phòng luật sở hữu trí tuệ có uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm: tư vấn, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả & quyền liên quan, nhãn hiệu, tên thương mại & chỉ dẫn địa lý, li-xăng, nhượng quyền thương mại & chuyển giao công nghệ… cũng như đại diện cho khách hàng trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.


Các bài khác
  • 23/01/2017

    Về xác định hành vi “không trung thực” khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

  • 20/05/2016

    Bảo hộ nhãn hiệu mùi (SCENT MARK)

  • 20/04/2016

    Tìm hiểu về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh

  • 19/01/2016

    Nhãn hiệu Bia “BUDWEISER” - Vụ tranh chấp thế kỷ

  • 21/11/2015

    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là tên họ của người

  • 20/10/2015

    Khả năng đăng ký của các nhãn hiệu cấu tạo từ yếu tố mang tính mô tả

  • 18/09/2015

    Đánh giá xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp (Design Patent) tại Hoa Kỳ

  • 17/08/2015

    Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn về ý nghĩa

  • 14/07/2015

    Một trường hợp nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn về phát âm ( “BLUE DIAMOND” và “BULL DIAMOND”)

  • 05/06/2015

    Tòa sơ thẩm Cộng đồng châu Âu: SKYPE, SKYSOFT và EUROSKY tương tự gây nhầm lẫn với SKY

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh

Văn phòng Hà Nội

Số 8 Trần Hưng Đạo,

Tel:  024.38244852

Fax: 024.38244853

Email: hanoi@pham.com.vn

Văn phòng TP. Hồ Chí Minh

Số 8 Nguyễn Huệ, Q.1

Tel:  028. 38235803

Fax: 028. 38235832

Email: saigon@pham.com.vn

Văn phòng Đà Nẵng

Số 147 Trưng Nữ Vương

Tel:  0236.3572456

Fax: 0236.3572454

Email:danang@pham.com.vn

Văn Phòng Hải Phòng

Số 551 Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tel:  0225.3804296

Fax: 0225.3804296

Email: haiphong@pham.com.vn


© 2015 Pham & Associates