Logo

Nguồn gốc và sự lan rộng của các hạn chế về nhãn hiệu: Chính sách sức khỏe đe dọa quyền nhãn hiệu như thế nào?

27/10/2022
INTA’s Brand Restrictions Committee đang hoàn tất để sớm đưa ra một báo cáo toàn diện về các hạn chế thương hiệu

Trong nhiều thập kỷ qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ủng hộ việc thực hiện các chính sách nhằm giải quyết tác động tiêu cực của các bệnh không lây nhiễm (Non-communicable diseases - NCDs) đối với sức khỏe và tuổi thọ trên toàn thế giới.

Năm NCD chính, một thuật ngữ do WHO đặt ra và dùng để chỉ các bệnh không lây truyền từ người này sang người khác, là các bệnh tim mạch, ung thư, bệnh hô hấp mãn tính, tiểu đường và các tình trạng tâm thần và thần kinh. WHO cho biết những bệnh này có chung các yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa được liên quan đến lối sống, cụ thể là: sử dụng rượu có hại, lười vận động, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh.

Mặc dù là một mục đích cao cả, nhưng chiến dịch rộng rãi của những người ủng hộ sức khỏe chống lại NCD đã dẫn đến việc thực hiện các chính sách và quy định dẫn đến việc làm suy yếu quyền nhãn hiệu, mà không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các biện pháp đó sẽ hoàn thành các mục tiêu đã định của họ.

Trong một ví dụ phổ biến nhất, các chính sách và quy định này đã dẫn đến việc áp dụng luật “bao bì trơn” (hay bao bì đơn giản, tức không màu, không hoa văn, tiếng Anh là “plain packaging” - PP) đối với các sản phẩm thuốc lá và luật hạn chế nhãn hiệu tương tự (brand restriction -BR) đối với đồ uống có cồn và không cồn, cũng như đối với một số sản phẩm thực phẩm và số khu vực pháp lý trên toàn cầu. Các yêu cầu PP bắt nguồn từ Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá.

Đường dốc khó đi

Vào năm 2012, Úc đã ban hành luật đóng gói đơn giản cho các sản phẩm thuốc lá. Trong cuộc tranh tụng kéo dài nhiều năm chống lại luật đó, một loạt các tổ chức y tế chính phủ và phi chính phủ đã chỉ ra rằng những người ủng hộ sức khỏe sẽ đưa kế hoạch chi tiết của chiến dịch chống thuốc lá thành công sang các ngành khác.

Sau Úc, một số quốc gia trên toàn thế giới đã thông qua luật tương tự, bao gồm Bỉ, Canada, Pháp, Hungary, Ireland, Israel, New Zealand, Hà Lan, Na Uy, Ả Rập Xê Út, Singapore, Slovenia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và U-ru-goay. Nhiều loại khác có luật và quy định về bao bì đơn giản ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Các chính sách hạn chế thương hiệu đối với ngành thực phẩm và đồ uống bao gồm:

Cấm sử dụng một số nhãn hiệu nhất định và quảng cáo nói chung về các sản phẩm dùng để nuôi trẻ em dưới hai tuổi;

Đánh thuế đối với đồ uống có đường và các sản phẩm giàu năng lượng, nghèo dinh dưỡng;

Hạn chế bán một số loại thực phẩm trong trường học;

Hạn chế tiếp thị thực phẩm cho trẻ em;

Dán nhãn ở mặt trước bao gói, trên đó cung cấp thông điệp trực quan đơn giản để thể hiện các đặc tính thực phẩm khác nhau của thực phẩm;

Cấm quảng cáo đồ uống có cồn trên truyền hình hoặc rạp chiếu phim;

Cấm tài trợ cho các sự kiện văn hóa hoặc thể thao của các nhà sản xuất đồ uống có cồn;

Cấm đưa ra các tuyên bố về sức khỏe về đồ uống có cồn;

Dán nhãn cảnh báo bắt buộc đối với đồ uống có cồn; và

Triển vọng về bao bì trơn cho các sản phẩm có cồn (như một truyền bá từ ngành công nghiệp thuốc lá).

Các chính phủ đã lập luận rằng cơ sở lý luận của việc sử dụng các chính sách và quy định PP và BR này là để sửa đổi các yếu tố rủi ro hành vi liên quan đến NCD trên cơ sở rằng việc áp dụng các biện pháp này sẽ giúp giảm việc sử dụng và tiêu thụ các sản phẩm được gọi là bị kiểm soát,  dẫn đến một lối sống lành mạnh hơn. Không sớm thì muộn, các chính phủ có thể quyết định điều chỉnh tất cả các ngành gây ra 5 NCD chính cũng như tất cả các ngành tạo điều kiện hoặc làm trầm trọng thêm một trong những yếu tố gây nguy cơ cho lối sống mà có thể phòng ngừa được. Điều này bao gồm, ví dụ, thức ăn nhanh, mạng xã hội, giường tắm nắng và trò chơi điện tử.

Tác động đối với quyền SHTT

Trong những năm qua, Hiệp hội Nhãn hiệu Quốc tế (INTA) đã hết sức quan tâm đến các biện pháp cấm hoặc hạn chế việc sử dụng SHTT, cụ thể là các nhãn hiệu, trên các sản phẩm và dịch vụ hợp pháp, đồng thời đã đưa ra nhận xét về luật PP và BR được đề xuất cho các chính phủ trên toàn cầu - và tiếp tục làm như vậy.

Mặc dù các chính phủ đã thực hiện những hạn chế này để đạt được các mục tiêu về sức khỏe, nhưng họ đã bỏ qua không chỉ quyền của chủ sở hữu thương hiệu mà còn cả quyền của người tiêu dùng, sự cạnh tranh trên thị trường và sự đóng góp của những thương hiệu này cho nền kinh tế quốc gia. Trong một số trường hợp, họ đã hành động mà không có quy trình phù hợp và với bằng chứng khoa học hạn chế và/ hoặc đáng ngờ rằng các bước đi này sẽ đạt được các mục tiêu đã nêu. Họ cũng chưa khởi xướng một cuộc đối thoại chân thực và cởi mở với khu vực tư nhân để cùng nhau chống lại các NCD.

Không sớm thì muộn, có thể cho rằng các chính phủ có thể quyết định điều chỉnh tất cả các ngành đóng góp vào năm NCD chính.

Ví dụ: việc dán nhãn mặt trước bao bì (front-of-package labelling -FOPL) để cho phép người tiêu dùng “xác định một cách chính xác, nhanh chóng và dễ dàng các sản phẩm có chứa quá nhiều thành phần đặc biệt” (một yêu cầu ở một số khu vực pháp lý), vi phạm Điều 2.2 của Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại, bằng cách dựng lên một hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Điều này là do các quốc gia đang áp dụng các loại nghĩa vụ FOPL khác nhau, dẫn đến sản phẩm không thể lưu thông tự do từ quốc gia này sang quốc gia khác. Sự khác nhau trong yêu cầu FOPL giữa các quốc gia đối với các sản phẩm như thực phẩm và đồ uống không cồn đặt ra gánh nặng cho các nhà nhập khẩu phải thêm nhãn phụ phù hợp với địa phương cho các sản phẩm được điều chỉnh bởi luật FOPL.

Các công ty thuốc lá ban đầu cho rằng việc dán nhãn sức khỏe bắt buộc không hạn chế các nhãn hiệu. Tuy nhiên, khi các luật yêu cầu sử dụng các nhãn cảnh báo có kích thước tối thiểu là (i) đầu tiên, chiếm toàn bộ nhãn phía sau và (ii) chiếm tỷ lệ ngày càng tăng của các nhãn chính, người ta có thể thấy rằng các luật “dán nhãn” này có thể rõ ràng là hành động hạn chế thương hiệu. Nói tóm lại, các cơ quan chức năng - dưới chiêu bài y tế công cộng- đã áp đặt PP, BRs và / hoặc một lệnh cấm tuyệt đối đối với việc sử dụng các nhãn hiệu đã đăng ký.

Luật pháp

Những chính sách này vi phạm hoàn toàn các luật quốc gia khác nhau, bao gồm:

Quyền không phân biệt đối xử đối với người khuyết tật, đối với các sản phẩm khác có liên quan trực tiếp đến NCD;

Tự do bày tỏ và phổ biến ý tưởng;

Quyền có và phát triển nhân cách, vì người tiêu dùng có quyền đồng nhất với thương hiệu như một phần của quyền phát triển nhân cách của họ, tức là gắn liền với quyền lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của họ trên thị trường;

Quyền được làm việc đối với tất cả những người làm việc trong lĩnh vực giải trí, quảng cáo, tiếp thị, thể thao, truyền thông, mạng, phát thanh truyền hình, đại lý quảng cáo và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác;

Quyền của doanh nghiệp tự do truyền thông; và

Quyền cạnh tranh, vì các doanh nghiệp cần thương hiệu của mình để tạo sự khác biệt, bởi vì giá cả không phải là yếu tố duy nhất trong nền kinh tế cạnh tranh.

Thậm chí tệ hơn là thiệt hại cho quyền của người tiêu dùng để đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt.

Chắc chắn có nhiều cách để đạt được các mục tiêu đề ra trong cuộc chiến chống các NCD. Tuy nhiên, bất kể NCD được đối mặt như thế nào, nó phải liên quan đến sự hợp tác với khu vực tư nhân để thực hiện các kế hoạch liên ngành nhằm giáo dục, thúc đẩy, tự điều chỉnh và thậm chí cải cách danh mục sản phẩm. Các chính phủ sẽ không thực hiện được những mục tiêu này bằng cách tước quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu./.

Nguồn: Abdulmalik Lawal; Andrea Pitts, Angeles Pons. The Origins and Spread of Brand Restrictions-How Health Policy Threatens Trademark Rights. INTA Bulletin,October 26, 2022

Các bài viết khác