Logo

Người kháng cáo thất bại trong tranh chấp xâm phạm nhãn hiệu vì sự không trung thực và lạm dụng quyền

25/08/2022
...Mục đích của luật nhãn hiệu là bảo vệ việc sử dụng hợp lý và điều chỉnh việc lạm dụng quyền, giữ trật tự trong cạnh tranh thị trường...

Trong một vụ tranh chấp vi phạm nhãn hiệu, một phán quyết vào tháng 5/2022 của Tòa án Sở hữu Trí tuệ Bắc Kinh đã ủng hộ các bị cáo là Công ty TNHH Truyền thông Trực tuyến Thâm Quyến Chow Tai Fook (Chow Tai Fook) và Công ty TNHH Thương mại Điện tử Bắc Kinh Jingdong 360 (JD). Tòa án đã quyết định rằng, nguyên đơn (người đã kháng cáo quyết định của tòa sơ thẩm), Jun Zheng Ma, đã đăng ký nhãn hiệu đối chứng một cách thiếu trung thực và do đó việc thực thi quyền [của nhãn hiệu đó] đã cấu thành hành vi lạm dụng quyền.

Nhãn hiệu của nguyên đơn, JIAOREN (“jiaoren” là phiên âm tiếng Anh của , có nghĩa đen là “ấn tượng, tự hào”), được nộp tại Trung Quốc vào ngày 6/5/ 2008 và được đăng ký vào ngày 28/3/ 2010 cho Nhóm 14.  Nhận thấy Chow Tai Fook đang bán một loạt nhẫn và dây chuyền trên nền tảng JD với thương hiệu , nguyên đơn cho rằng các bị cáo Chow Tai Fook và JD đã vi phạm quyền thương hiệu độc quyền của mình và yêu cầu tòa án ra lệnh cho các bị cáo dừng ngay lập tức việc xâm phạm và bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn.

Trên thực tế, Chow Tai Fook vào năm 2006  đã tung ra một loạt sản phẩm kim cương với thương hiệu và thu được tín nhiệm của khách hàng bằng cách sử dụng và quảng bá thương hiệu rộng rãi. Không có bằng chứng nào chứng minh rằng nguyên đơn đã sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký của mình trong hoạt động kinh doanh thực tế. Hơn nữa, ông ta đã cố gắng đăng ký các nhãn hiệu có độ tương đồng cao với nhãn hiệu của các chủ sở hữu thương hiệu nổi tiếng khác nhưng không đưa ra được lời giải thích hợp lý. Những hành vi như vậy bị coi là tích trữ nhãn hiệu.

Khiếu nại của nguyên đơn về hành vi vi phạm đối với việc sử dụng nhãn hiệu của Chow Tai Fook đã bị từ chối trong một phán quyết dân sự ràng buộc trước đó và qua đó cũng xác nhận quyền có trước của Chow Tai Fook đối với nhãn hiệu đạt được thông qua việc sử dụng. Tuy nhiên, nguyên đơn đã nộp một đơn kiện riêng dựa trên cùng một cơ sở, mặc dù các hành vi là đối tượng của vụ kiện được thực hiện qua một kênh khác. Tòa án sơ thẩm đã phán quyết rằng việc Chow Tai Fook sử dụng dấu hiệu là hợp pháp và bác bỏ tất cả các yêu cầu của nguyên đơn. Trong đơn kháng cáo của nguyên đơn, Tòa án Sở hữu Trí tuệ Bắc Kinh nhận xét thêm rằng việc đăng ký nhãn hiệu JIAOREN đã vi phạm nguyên tắc về sự trung thực và việc khởi kiện dựa trên một đăng ký nhãn hiệu có sai sót [để] chống lại việc sử dụng nhãn hiệu hợp pháp của Chow Tai Fook đã cấu thành hành vi lạm dụng quyền.

Trường hợp này làm rõ rằng “việc khiếu nại vi phạm nhãn hiệu dựa trên các quyền nhãn hiệu có được một cách không trung thực nhằm chống lại việc sử dụng hợp pháp cấu thành hành vi lạm dụng quyền”. Tất cả các bên phải tuân theo nguyên tắc thiện chí trong các hoạt động dân sự. Mục đích của luật nhãn hiệu là bảo vệ việc sử dụng hợp lý và điều chỉnh việc lạm dụng quyền, giữ trật tự trong cạnh tranh thị trường.

Nguồn: INTA Bulletin, August 24, 2022

Các bài viết khác