Logo

Adidas phản đối thành công đơn đăng ký nhãn hiệu 2 sọc của BVBA

01/08/2022

Tòa án Công lý của Liên minh Châu Âu (CJEU) đã ra phán quyết về trường hợp đơn nhãn hiệu bị cáo buộc tương tự liên quan đến nhãn hiệu  ba sọc nổi tiếng của Adidas (H.2). Công ty Shoe Branding Europe BVBA (BVBA) đã đăng ký Nhãn hiệu châu Âu (H.1) cho hai sọc song song, cả hai nhãn hiệu đều thể hiện  trên hình chiếc   giày và có vẻ giống với mẫu giầy “Dragon”(H.3) của Adidas.

1. Cơ quan nhãn hiệu châu Âu - OHIM

Adidas nộp đơn phản đối trên cơ sở một số quyền có trước của mình đối với nhãn hiệu 3 sọc trong đó có nhãn hiệu tại H.2.

Đơn phản đối đã bị Bộ phận Giải quyết phản đối và Hội đồng Giải quyết khiếu nại của OHIM (tên gọi cơ quan nhãn hiệu châu Âu lúc đó hiện nay là EUIPO) bác bỏ, theo các Cơ quan này: về bản chất, dấu hiệu 3 sọc của Adidas là vô nghĩa đến mức nó chỉ có thể được bảo vệ chống lại các bản sao trùng hoặc gần như trùng lặp hoặc sao chép  giống hệt nhau. Đặc biệt, Hội đồng cho rằng sự khác biệt về các chi tiết trong vị trí (tức là khu vực mu bàn chân so với khu vực giữa dây buộc và đế), độ dốc (tức là độ nghiêng) và số lượng sọc, đủ để loại bỏ bất kỳ khả năng nhầm lẫn nào.

Áp dụng cùng một quan điểm về sự tương tự, Hội đồng  cũng cho rằng những điểm khác biệt này đủ để loại bỏ nguy cơ tạo ra mối liên kết giữa các nhãn hiệu. Do đó, đơn đăng ký nhãn hiệu của BVBA không thể hưởng lợi một cách không lành mạnh  hoặc gây phương hại đến đặc tính khác biệt hoặc danh tiếng của nhãn hiệu 3 sọc của Adidas.

Mặc dù Hội đồng thừa nhận rằng dấu hiệu 3 sọc đã được sử dụng rộng rãi và do đó đã nâng cao tính phân biệt, nhưng  dấu hiệu này lại hạn chế việc nhận biết tính phân biệt có được đối với cách thể hiện mà dấu hiệu 3 sọc được áp dụng ở một vị trí riêng biệt trên giày dép. Trái ngược với một số án lệ quốc gia, liên quan đến khả năng đăng ký và vi phạm, Hội đồng đã bỏ qua bằng chứng khảo sát mở rộng do Adidas bổ sung, bao gồm bằng chứng cho thấy khả năng nhầm lẫn và liên kết với Adidas liên quan đến các cấu hình tương tự của nhãn hiệu 2 và 3 sọc.

2.Tòa án châu Âu

2.1 Tòa án Chung

 

Adidas đã kháng cáo lên Tòa án chung châu Âu (GC)  [Vụ án T-145/14], Tòa án này đã bác bỏ các quyết định của OHIM vì nhận thấy rằng:

"sự khác biệt về độ dài của các sọc phát sinh từ sự khác biệt về độ nghiêng của chúng là sự khác biệt nhỏ giữa các nhãn hiệu đang được đề cập mà sẽ không được người tiêu dùng với mức độ chú ý trung bình quan tâm và sẽ không ảnh hưởng đến ấn tượng tổng thể mà các nhãn hiệu đó tạo ra do sự hiện diện của các sọc nghiêng rộng ở bên ngoài giày".

Hơn nữa, Tòa án chung lưu ý rằng Hội đồng đã không giải thích lý do tại sao tất cả các yếu tố rõ ràng khác về sự giống nhau giữa các nhãn hiệu, chẳng hạn như hình dạng, kích thước và màu sắc của các sọc và vị trí của chúng ở bên ngoài giày đều không được coi là liên quan. Sau khi thực hiện đánh giá tổng thể về các dấu hiệu và tính đến các yếu tố rõ ràng là phổ biến đối với các dấu hiệu đang được đề cập, Tòa án Chung cho rằng Hội đồng đã sai khi nói rằng các dấu hiệu không giống nhau. Tòa án cũng xác nhận rằng đánh giá sai lầm của Hội đồng về sự giống nhau của các dấu hiệu đã ảnh hưởng đến quyết định của họ.  Tòa án Chung không chỉ cho rằng có khả năng như vậy là đủ để phản đối thành công theo Điều 8(1)(b)[1] của Quy định về nhãn hiệu của Cộng đồng châu Âu/Community Trade Mark Regulation (CTMR), nhưng Tòa án  cũng cho rằng danh tiếng của các nhãn hiệu được trích dẫn đủ mạnh để ủng hộ việc từ chối theo Điều 8(5)[2] CTMR, bất kể khả năng nhầm lẫn. Do đó, Tòa án đã tuyên hủy quyết định của Hội đồng giải quyết khiếu nại của OHIM.

BVBA kháng cáo lênTòa án công lý – CJEU

2.2 Tòa án Công lý

Tòa án Công lý cho rằng lập luận của BVBA là Tòa án Chung đã đưa ra đánh giá không chính xác về tiêu chí người tiêu dùng trung bình, bao gồm cả việc nhận thấy rằng người tiêu dùng bình thường không chứng minh được mức độ chú ý cao và không thể phân biệt được giữa các nhãn hiệu của các mặt hàng thể thao, rõ ràng là không thể chấp nhận được hoặc không có cơ sở. Tòa án Công lý kết luận rằng Tòa án Chung đã tiến hành một cách chính xác đánh giá tổng thể về các dấu hiệu tranh chấp bằng kết luận “Sự khác biệt giữa hai và ba sọc trên một chiếc giày là không đủ để ảnh hưởng đến các điểm tương tự phát sinh từ cấu hình về các dấu hiệu được đề cập và từ vị trí của chúng trên mặt giày để sự khác biệt đó không ảnh hưởng đến hiển thị tổng thể của sản phẩm ”.

3. Bình luận

Quyết định của Tòa án Công lý sẽ gây khó khăn hơn cho các đối thủ cạnh tranh của Adidas sử dụng các biến thể sọc trên giày, thêm vào hoặc việc bớt một sọc đơn lẻ là không đủ để tránh khả năng nhầm lẫn với các dấu vị trí của Adidas. Đây là quyết định phản ánh một số quyết định của các tòa án nhãn hiệu cộng đồng ở một số quốc gia thành viên ủng hộ các hành động chống vi phạm của Adidas chống lại các đối thủ cạnh tranh bằng cách sử dụng các biến thể sọc. Cũng đáng chú ý rằng OHIM đã đồng thời ủng hộ sự phản đối của Adidas chống lại một đơn nhãn hiệu  khác của BVBA (vụ việc R-3106 / 2014-2).

Nguồn:
(i) https://ipkitten.blogspot.com/2016/03/of-stripes-positions-and-shoes-cjeus.html;
(ii)
https://www.williamfry.com/newsandinsights/news-article/2016/03/11/cjeu-issues-decision-in-adidas-three-stripe-case;

và một số khác.

 

 

 

 

 

[1] Article 8. Relative grounds for refusal 
1. Upon opposition by the proprietor of an earlier trade mark, the trade mark applied for shall not be registered:
(b) if because of its identity with or similarity to the earlier trade mark and the identity or similarity of the goods or services covered by the trade marks there exists a likelihood of confusion on the part of the public in the territory in which the earlier trade mark is protected; the likelihood of confusion includes the likelihood of association with the earlier trade mark.

[2] Article 8.5.Furthermore, upon opposition by the proprietor of an earlier trade mark within the meaning of paragraph 2, the trade mark applied for shall not be registered where it is identical with or similar to the earlier trade mark and is to be registered for goods or services which are not similar to those for which the earlier trade mark is registered, where in the case of an earlier Community trade mark the trade mark has a reputation in the Community and, in the case of an earlier national trade mark, the trade mark has a reputation in the Member State concerned and where the use without due cause of the trade mark applied for would take unfair advantage of, or be detrimental to, the distinctive character or the repute of the earlier trade mark

 

Các bài viết khác