Logo

VPLS Phạm và Liên danh khiếu nại thành công nhãn hiệu SEVES sau 11 năm theo đuổi

17/07/2017

Tháng 10 năm 2015, Công ty SEVES S.p.A (Italia) xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiệu “SEVES” theo Đăng ký Quốc tế số 835914 cho các sản phẩm xin đăng ký thuộc nhóm 11, 17, 19, 21, và bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam do tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu “SEVEL” và “SEVEL, hình” đang được bảo hộ tại Việt Nam theo ĐKQT số 592986 và 592987 (Điều 6.1b, Nghị định 63/CP).

Tháng 10 năm 2015, Công ty SEVES S.p.A (Italia) xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiệu “SEVES” theo Đăng ký Quốc tế số 835914 cho các sản phẩm xin đăng ký thuộc nhóm 11, 17, 19, 21, và bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam do tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu “SEVEL” và “SEVEL, hình” đang được bảo hộ tại Việt Nam theo ĐKQT số 592986 và 592987 (Điều 6.1b, Nghị định 63/CP).

 

Thừa uỷ quyền của Công ty SEVES S.p.A, ngày 14/3/2006, Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh đã nộp đơn khiếu nại với các nội dung như sau:

 

            - Về nhãn hiệu: Nhãn hiệu xin đăng ký “SEVES” và nhãn hiệu đối chứng “SEVEL” đều là những nhãn hiệu ngắn, gồm 02 âm tiết. Người tiêu dùng có thể ghi nhớ trọn vẹn các nhãn hiệu. Khi phiên âm sang tiếng Việt được đọc là “sê-vét”, trong khi đó, nhãn hiệu đối chứng được đọc là “sê-ven”;

 

            - Về sản phẩm: người nộp đơn đã loại bỏ sản phẩm: “Vật liệu cách điện tổng hợp” thuộc nhóm 17 ra khỏi danh mục xin đăng ký; Các sản phẩm còn lại của nhãn hiệu xin đăng ký là kính/ thuỷ tinh các loại dùng cho xây dựng, trang trí nội thất hoặc vật dụng gia đình. Trong khi đó, sản phẩm của nhãn hiệu đối chứng chuyên phục vụ sản xuất các loại xe hơi. Như vậy, lĩnh vực kinh doanh của chủ nhãn hiệu đăng ký và chủ nhãn hiệu đối chứng là hoàn toàn khác biệt.   

 

Sau 11 năm theo đuổi, đầu năm 2017, Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT) ra Quyết định 635/QĐ-SHTT giải quyết khiếu nại, đồng ý bảo hộ nhãn hiệu “SEVES” theo ĐKQT số 835914 tại Việt Nam.

 

Điều đáng lưu ý trong vụ việc này là, ngoài tình trạng quá tải trong xử lý đơn tại Cục SHTT do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong thực tế, đối với nhưng vụ việc được coi là “khó”, thời gian xử lý của Cục SHTT thường kéo rất dài, trong khi thời hiệu giải quyết khiếu nại theo luật là không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý.

 

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh là một trong các Văn phòng luật sở hữu trí tuệ có uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm: tư vấn, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả & quyền liên quan, nhãn hiệu, tên thương mại & chỉ dẫn địa lý, li-xăng, nhượng quyền thương mại & chuyển giao công nghệ… cũng như đại diện cho khách hàng trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Các bài viết khác