Logo

Sở hữu trí tuệ trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

13/03/2018
Rạng sáng 9/3 ( theo giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago, Chile 11 bộ trưởng kinh tế các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership-CPTPP)

Rạng sáng 9/3 ( theo giờ Hà Nội) tại thủ đô Santiago, Chile 11 bộ trưởng kinh tế các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership-CPTPP). Mặc dù Hoa Kỳ đã quyết định rút khỏi Hiệp định tiền thân là TPP vào ngày 24/1/2017, nhưng CPTPP vẫn được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn nhất kết thúc đàm phán trong thời gian gần đây, với một thị trường 500 triệu dân, chiếm 13,5% nền kinh tế toàn cầu và GDP đạt 10.000 tỷ USD. CPTPP sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi được 6 trong 11 thành viên phê chuẩn. Các quốc gia tham gia Hiệp định tin rằng Hiệp định là tín hiệu mạnh mẽ "chống lại chủ nghĩa bảo hộ và ủng hộ một thế giới đa dạng hóa, đa phương hóa thương mại nhằm duy trì mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại thế giới và tạo ra những cơ hội kinh tế mới cho người dân thuộc mọi mức thu nhập và hoàn cảnh kinh tế.

Về cơ bản, CPTPP tích hợp và giữ nguyên các nội dung của TPP trước đây nhưng sẽ có 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn áp dụng, trong đó 11 nhóm liên quan tới Sở hữu trí tuệ mà phần lớn là những vấn đề trước đây được Hoa Kỳ đưa ra khi đàm phán TPP, đã bị tranh cãi rất nhiều trước khi đạt được thỏa thuận.

 

Trong những nghĩa vụ nói trên đáng lưu ý nhất là các nghĩa vụ liên quan tới điều chỉnh thời hạn hiệu lực của patent do sự chậm trễ không lý do của cơ quan cấp patent, điều chỉnh thời hạn hiệu lực của patent do bị rút ngắn bất hợp lý; bảo hộ dữ liệu thử nghiệm và dữ liệu bí mật khác, sinh phẩm; Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; Các biện pháp Công nghệ Bảo vệ Quyền và Bảo hộ Tín hiệu cáp và Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được Mã hoá vv… Theo đó, mỗi nước thành viên phải phải nỗ lực tối đa để xử lý đơn patent nhanh chóng, hiệu quả, tránh các chậm trễ vô lý (ví dụ, thời gian thẩm định bị kéo dài do năng lực hạn chế) và nếu có chậm trễ thì thời gian bảo hộ phải được bù thêm vì sự chậm trễ đó; phải thay đổi luật và thông lệ của mình để bảo vệ các dược phẩm mới, gồm cả sinh phẩm; với các sản phẩm dược và sinh phẩm (biologic) là đối tượng được cấp patent nếu thời hạn bảo hộ có hiệu lực của patent bị rút ngắn vì thủ tục cấp phép tiếp thị thì phải được bù thêm; thời gian bảo hộ dữ liệu thử nghiệm và dữ liệu bí mật khác liên quan tới tính an toàn và hiệu lực của dược phẩm mới được cấp patent tối thiểu phải là 5 năm vv…

 

Những nghĩa vụ nói trên chỉ là tạm hoãn chứ chưa loại bỏ hoàn toàn, cho thấy các nước đã ký CPTPP vẫn đang để ngỏ cho sự trở lại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có thể nói hiện tại Hoa Kỳ đã mất thế áp đặt so với trước đây, nhưng ngược lại, nếu các nước muốn Hoa Kỳ quay lại có thể sẽ phải có các nhượng bộ. Do đó, cần có sự mềm dẻo trong đàm phán giữa các nước với Hoa Kỳ. 

 

Vì CPTPP sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi được ít nhất 6 trong 11 thành viên phê chuẩn. Với những lợi ích thực sự mà CPTPP sẽ mang lại cho các nước thành viên hoàn toàn có cơ sở để tin ràng Hiệp định này sớm có đủ 6 nước phê chuẩn để bắt đầu có hiệu lực từ cuối năm 2018.

 

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh là một trong các Văn phòng luật sở hữu trí tuệ có uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm: tư vấn, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả & quyền liên quan, nhãn hiệu, tên thương mại & chỉ dẫn địa lý, li-xăng, nhượng quyền thương mại & chuyển giao công nghệ… cũng như đại diện cho khách hàng trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Các bài viết khác