Logo

Những nhãn hiệu số bị phán quyết tương tự gây nhầm lẫn

20/07/2013
Trong vụ Companhia Muller de Bebidas (hãng sản xuất và xuất khẩu nước giải khát lớn nhất Brazil với sản phẩm hàng đầu là Cachaça, đọc là "KA SHA SA", là nước mía tươi lên men rồi chưng cất, được coi là cocktail quốc gia của Brazil, là ) kiện Văn phòng Hài hòa hóa Thị trường nội tại (Office for Harmonisation in the Internal Market-OHIM) (Vụ kiện số T-472/08, ngày 3/9/2010), Tòa án Tối cao đã hủy bỏ quyết định của  Ban Khiếu nại của OHIM (Board of Appeal of OHIM) cho rằng không có khả năng gây ra sự nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu hình có các chữ số 51 và 61.

Companhia Muller de Bebidas đã nộp đơn phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu hình số 61 cho các đồ uống có chứa cồn (trừ bia) thuộc Nhóm 33 theo Phân loại Ni-xơ.


Sự phản đối này dựa trên 06 đăng ký quốc gia đã có trước cho các nhãn hiệu hình chứa số 51 kết hợp với các từ 'Cachaça', 'Pirassununga' and và các yếu tố chữ khác:

      

Sự phản đối này còn dựa trên các từ và nhãn hiệu hình nổi tiếng CACHAÇA 51, đã được đăng ký tại Bồ Đào Nha cho các đồ uống có chứa cồn.

Tiểu ban Phản đối của OHIM (Opposition Division of OHIM) bác bỏ hoàn toàn sự phản đối nói trên.  Ban Khiếu nại của OHIM cũng đồng tình với quyết định của Tiểu ban Phản đối và cho rằng những sự khác nhau giữa các nhãn hiệu đó sẽ ngăn ngừa mọi rủi ro về sự nhầm lẫn trong phạm vi ý nghĩa của Điều 8(1)(b) của Quy chế Nhãn Cộng đồng (Community Trademark Regulation (40/94). Companhia Muller de Bebidas đã  kháng cáo.

Tòa án Tối cao đã hủy bỏ quyết định của Ban Khiếu nại, tuyên bố rằng Ban Khiếu nại đã sai lầm trong việc kết luận không có khả năng xảy ra sự nhầm lẫn. Cụ thể, Tòa tuyên như sau:

Cho dù sự tương tự về hình ảnh xem ra là ít trên khía cạnh ấn tượng tổng thể mà những nhãn này tạo ra nhưng cũng đủ để tất cả công chúng liên quan nhận thấy;

Cho dù sự tương tự về ngữ âm là ít trên khía cạnh ấn tượng tổng thể về ngữ âm mà các nhãn tạo ra, nhưng dù sao cũng đủ rõ rệt để tất cả công chúng liên quan nhận ra;

Ban Khiếu nại đã sai lầm khi cho rằng không có sự tương tự khái niệm (conceptual similarity) giữa những nhãn này. Về ấn tượng tổng thể mà nhãn tạo nên, yếu tố “61” là yếu tố khác biệt nhất vì bản chất tùy hứng của nó trong mối liên quan đến loại sản phẩm được nói đến. Hơn thế nữa, số 51 là yếu tố khác biệt nhất của những nhãn đã đăng ký trước, nếu tính đến bản chất tùy hứng của nó trong mối liên quan với các đồ uống có cồn. Cuối cùng, các số 51 và 61 có một sự tương tự nhất định: đều là số có hai chữ số, nguyên vẹn, tự nhiên, là các số lẻ và chữ số hàng đơn vị của chúng đều là “1” giống nhau. 

Với quan điểm như trên Tòa cho rằng, đối với những người tiêu dùng có liên quan, các nhãn nói trên đều truyền tải những ấn tượng thị giác và ngữ âm tương tự nhau ở một mức độ thấp, và một ấn tượng khái niệm nào đó tương tự ở mức độ trung bình và thấp.

Tòa đã kết luận như sau:

“Cho dù công chúng liên quan đã có thể nhận ra một số điểm khác biệt nào đó nhưng  một khả năng thực sự có thể xảy ra là giữa các nhãn này sẽ có thể hình thành một mối liên hệ do những cân nhắc đã nói ở trên và do sự giống nhau của các sản phẩm gắn với  các nhãn này. Rút cục, những điểm khác biệt này, trong trường hợp hiện tại, tỏ ra không đủ để loại trừ mọi khả năng có thể xảy ra rằng công chúng liên quan, hoặc chí ít là người tiêu dùng bình thường Bồ Đào Nha về các loại đồ uống có cồn, nếu chỉ chú ý ở mức độ  trung bình, lại dựa vào một trí nhớ không hoàn hảo về những nhãn này, có thể tin rằng các hàng hóa mang những nhãn này bắt nguồn từ cùng một công cuộc kinh doanh hoặc từ các công cuộc kinh doanh gắn kết với nhau về mặt kinh tế”

Với quan điểm như trên, Tòa cho rằng không cần thiết phải kiểm tra xem liệu nhãn hiệu Bồ Đào Nha CACHAÇA 51 đã đăng ký trước có phải là nhãn hiệu nổi tiếng ở Bồ Đào Nha hay không. 

Quyết định nói trên rất đáng chú ý vì Tòa đã “tính” trọng lượng cụ thể cho các số 51 và 61, được coi là những yếu tố có tính quyết định của nhãn. Quyết định cũng gây ngạc nhiên vì Tòa đã phán quyết rằng thậm chí một rủi ro gây nhầm lẫn rất nhỏ giữa hai nhãn cho công chúng liên quan cũng là đủ.

(nguồn:  World Trademark Review, 27 September 2010)

PHẠM VÀ LIÊN DANH

Các bài viết khác