Logo

Đề xuất hoàn thiện PCT và Hiệp định Madrid – Nội dung chủ yếu của Chương trình nghị sự của Đại Hội đồng WIPO 2010

20/07/2013
Các nước thành viên WIPO sẽ có mặt tại Geneva vào cuối tháng này để  dự họp Đại Hội đồng thường niên. Nội dung chủ yếu của chương trình nghị sự là một đề xuất giảm các lệ phí của Hiệp định hợp tác Patent (PCT), cải cách nghị định thư Madrid (Madrid Protocol) và dự thảo một báo cáo về thực tiến hoạt động của WIPO.

Đề xuất thu hút sự quan tâm nhiều nhất không xuất phát từ WIPO mà do hai nước thành viên Nhật Bản và Mỹ đồng kiến nghị, yêu cầu Đại Hội đồng giảm 15% lệ phí cơ bản nộp các đơn PCT.

Theo đề xuất, lệ phí cơ bản nộp đơn PCT đáng ra đã có thể được giảm từ 1.400 SFr (khoảng 1.160 USD) xuống còn 1,190 SFr từ tháng Giêng năm 2008. Theo đó, chi phí độp đơn PCT xin cấp patent cũng được giảm trong 137 nước.

Mặc dầu đề xuất dường như được mọi người sử dụng PCT đồng tình nhưng vẫn phải được các quốc gia thành viên WIPO thông qua – mặc dầu có một số nước phản đối sự cắt giảm này với lý do đây là một nguồn thu nhập chủ yếu của WIPO và một số Văn phòng quốc gia.

Một đại diện của Cơ quan Patent Nhật Bản thừa nhận với Tạp chí ManagingIP rằng đã có những xung đột giữa các nước đang phát triển và phát triển, và một đề xuất tương tự của Nhật Bản cũng được gửi tới WIPO từ tháng Bảy 2010 nhưng vẫn đang bị treo vì sự phản đối từ các nước đang phát triển. Tuy nhiên vị đại diện cũng nói thêm, “ mức cắt giảm cũng có thể thương lượng, có thể là 5 hoặc 10%”.

WIPO từ chối bình luận về đề xuất nói trên, nói rằng đó là việc của các nước thành viên. Họ sẽ  thảo luận và quyết định.

Cải cách Hiệp định Madrid

Việc hiện đại hóa Nghị định thư Madrid (Madrid Protocol), văn kiện chủ yếu để điều hành việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế dường như ít có ý kiến trái ngược. Trong số 5 văn kiện sẽ đệ trình Hội đồng Madrid, có đề xuất đề nghị thay thế điều khoản về bảo vệ (safeguard clause), nói rằng Hiệp định (Madrid Agreement) sẽ được ưu tiên so với Nghị định thư (Madrid Protocol) trong những quốc gia là thành viên của cả hai, và sẽ hoàn thiện hơn nữa việc trao đổi/cung cấp thông tin giữa WIPO và các văn phòng quốc gia.

Điều khoản bảo vệ có từ 1995 và đã được xem xét, đánh giá sau 10 năm hiệu lực. Sau bốn cuộc họp, một nhóm công tác đã khuyến nghi rằng tình thế cần thay đổi ngược lại, và Nghị định thư sẽ được ưu tiên – cùng với một số điều khoản thể hiện những quan tâm của các nước thành viên Hiệp định. Trợ lý Tổng Giám đốc WIPO, Ernesto Rubio, người chịu trách nhiệm về nhãn hiệu nói rằng đây là “nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà hầu hết các hiệp ước gần đây đều áp dụng” và các nước thành viên của Hiệp định có thể hưởng lợi từ các ưu điểm của Nghị định thư. Chỉ có 7 quốc gia là thành viên duy nhất của Hiệp định và Rubio nói rằng các quốc gia này đang trong các giai đoạn khác nhau để tiến tới tham gia Nghị định thư. “Chúng tôi tin tưởng rằng đây là một bước tiến rất quan trọng về phía trước và nó sẽ giúp làm đơn giản hóa rất nhiều việc quản lý Hiệp định”.

Rubio cũng nói thêm, nếu đề xuất được đa số Hội đồng Madrid thông qua, sự thay đổi sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, trong đó có một cơ cấu ngôn ngữ đơn giản hơn nhiều dựa trên tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha.  Đáng ra đã có thể được áp dụng từ 1/9/2008.

Hội đồng cũng được yêu cầu phải đầu tư hơn nữa trong việc hoàn thiện các dịch vụ IT để WIPO có thể liên hệ hiệu quả hơn với tất cả các nước thành viên và người sử dụng. WIPO hy vọng rằng hệ thống Madrid sẽ đạt lợi nhuận 8 triệu SFr vào cuối năm nay và muốn Đại Hội đồng cho phép sử dụng số tiền này để đầu tư vào IT. Cũng có một đề xuất về đơn giản hóa hệ thống lệ phí của Hiệp định La Hay (Hague) về kiểu dáng, bằng cách áp dụng phí cố định (flat fee) 70 SFr cho mỗi lần sao lại (có giảm giá cho những người nộp đơn từ các nước kém phát triển hơn), trong thời gian gia nhập EU trong tháng Giêng năm tới.

Những vấn đề khác

Có nhiều vấn đề quan trọng khác trong  Chương trình nghị sự gồm 31 nội dung của Đại Hội đồng, sẽ được thảo luận trong 8 ngày làm việc bắt đầu tự 24/9/2010, bao gồm Hội nghị Ngoại giao về các quyền của các Tổ chức Phát sóng; Ủy ban Liên chính phủ về Sở hữu trí tuệ và các Nguồn Gen; Tri thức Bản địa và Văn hóa Dân gian; và việc hình thành một Ủy ban về Phát triển và Sở hữu trí tuệ được đề xuất từ tháng Bảy 2010 của Ủy ban trù bị về Chương trình nghị sự về Phát triển của WIPO.

(Nguồn: World Trademark Review, 27/9/ 2010)

PHAM&ASSOCIATES

Các bài viết khác