Logo

Cục SHTT chấp nhận lý do chính đáng trong thực tế sử dụng nhãn hiệu

02/08/2017

Công ty MHC nộp đơn đề nghị huỷ bỏ đăng ký nhãn hiệu VIFON ACECOOK & Hình theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCN ĐKNH) số 62360, bảo hộ ngày 29/04/2005 của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam với lý do không sử dụng nhãn hiệu.

Công ty MHC nộp đơn đề nghị huỷ bỏ đăng ký nhãn hiệu VIFON ACECOOK & Hình theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCN ĐKNH) số 62360, bảo hộ ngày 29/04/2005 của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam với lý do không sử dụng nhãn hiệu.

 

Ngày 02/02/2016, Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT) ra Quyết định số 384/QD-SHTT về việc giải quyết đề nghị chấm dứt hiệu lực GCN ĐKNH số 62360, theo đó bác bỏ đề nghị chấp dứt hiệu lực của Công ty MHC.

 

Ngày 21/04/2016, Công ty MHC khiếu nại Quyết định nêu trên theo đơn khiếu nại số KN4-2016-00345.

 

Công ty MHC lập luận rằng, dấu hiệu chữ “Vifon” và “Acecook” là các dấu hiệu có khả năng phân biệt, các dấu hiệu còn lại trong nhãn hiệu như “Hảo Hảo” có nghĩa là “ngon” (Tiếng Hán Việt), “mì tôm chua cay” và “hình gói mì, tôm, rau…” đều là dấu hiệu mô tả không có khả năng phân biệt. Do đó, việc chủ sở hữu nhãn hiệu loại bỏ hoặc thay đổi một dấu hiệu là thành phần mạnh trong nhãn hiệu phải bị coi là ảnh hưởng tới khả năng phân biệt của nhãn hiệu và cần phải chấm dứt hiệu lực toàn bộ nhãn hiệu theo Điều 96.1d Luật Sở hữu Trí tuệ.

 

Vấn đề mấu chốt của vụ việc này là liệu việc sử dụng của chủ sở hữu nhãn hiệu yếu tố chữ “Vina Acecook” thay vì “Vifon Acecook” bên cạnh các yếu tố khác có được coi là thực tế sử dụng nhãn hiệu theo quy định của pháp luật hay không.

 

Sau khi xem xét các chứng cứ, hồ sơ, Cục SHTT đã đồng ý với lập luận của Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh, đại diện pháp lý cho Công ty cổ phần Acecook Việt Nam rằng, việc sử dụng yếu tố chữ “Vina Acecook” cùng với các thành phần chữ và hình khác thực tế là hành vi sử dụng nhãn hiệu. Bởi vì, phần chữ “Vifon Acecook” có ý nghĩa chỉ tên của chủ đơn và được trình bày tương đối độc lập so với các phần còn lại của nhãn hiệu. Các thành phần còn lại của nhãn hiệu bao gồm “ACECOOK Hảo Hảo MÌ TÔM CHUA CAY, Hình” đã sử dụng liên tục trên thị trường, được nhiều người tiêu dùng biết đến dưới tên Công ty cổ phần Acecook Việt Nam. Do đó, về tổng thể dấu hiệu gồm các phần chữ và hình “ACECOOK Hảo Hảo MÌ TÔM CHUA CAY, Hình” được sử dụng rộng rãi và đạt khả năng phân biệt của một nhãn hiệu đối với người tiêu dùng.  

 

Với các lý do trên, Cục SHTT đã bác bỏ khiếu nại của Công ty MHC.

 

Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh là một trong các Văn phòng luật sở hữu trí tuệ có uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm: tư vấn, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả & quyền liên quan, nhãn hiệu, tên thương mại & chỉ dẫn địa lý, li-xăng, nhượng quyền thương mại & chuyển giao công nghệ… cũng như đại diện cho khách hàng trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Các bài viết khác