Logo

Bảo vệ Quyền Sở hữu Trí tuệ: Hải quan bắt giữ hàng giả trị giá gần 1 tỷ euro tại biên giới Liên minh Châu Âu (EU) trong năm 2012

11/09/2013

Theo báo cáo của Ủy ban Châu Âu về các hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ của hải quan, trong năm 2012, Hải quan EU đã bắt giữ gần 40 triệu sản phẩm bị nghi ngờ là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù con số này ít hơn so với với số liệu năm 2011 nhưng giá trị hàng hóa bị bắt giữ vẫn ở mức cao, gần 1 tỷ euro (€). Báo cáo này cũng đưa ra các con số thống kê về chủng loại, nguồn gốc và phương thức vận chuyển hàng giả bị bắt giữ tại biên giới bên ngoài của EU. Sản phẩm thuốc lá chiếm đa phần trong số các hàng hóa bị bắt giữ (chiếm 31%), kế tiếp là các tạp hóa (chẳng hạn như: chai lọ, đèn, keo hồ, pin, bột giặt) (chiếm 12%), rồi đến các vật liệu đóng gói (chiếm 10%). Các bưu kiện chiếm khoảng 70% lượng hàng bị hải quan bắt giữ trong năm 2012, trong đó 23% lượng hàng bị bắt giữ trong lưu lượng vận tải bưu điện là liên quan đến các loại thuốc uống.

Theo báo cáo của Ủy ban Châu Âu về các hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ của hải quan, trong năm 2012, Hải quan EU đã bắt giữ gần 40 triệu sản phẩm bị nghi ngờ là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù con số này ít hơn so với với số liệu năm 2011 nhưng giá trị hàng hóa bị bắt giữ vẫn ở mức cao, gần 1 tỷ euro (€). Báo cáo này cũng đưa ra các con số thống kê về chủng loại, nguồn gốc và phương thức vận chuyển hàng giả bị bắt giữ tại biên giới bên ngoài của EU. Sản phẩm thuốc lá chiếm đa phần trong số các hàng hóa bị bắt giữ (chiếm 31%), kế tiếp là các tạp hóa (chẳng hạn như: chai lọ, đèn, keo hồ, pin, bột giặt) (chiếm 12%), rồi đến các vật liệu đóng gói (chiếm 10%). Các bưu kiện chiếm khoảng 70% lượng hàng bị hải quan bắt giữ trong năm 2012, trong đó 23% lượng hàng bị bắt giữ trong lưu lượng vận tải bưu điện là liên quan đến các loại thuốc uống.

 

Ông Algirdas Šemeta, Ủy viên Hội đồng chịu trách nhiệm các vấn đề về hệ thống thuế, hải quan, chống gian lận và kiểm toán, cho biết: “Hải quan là tuyến phòng thủ trọng yếu của EU trong việc chống hàng giả mà gây nguy hại cho các doanh nghiệp làm ăn hợp pháp. Báo cáo của Ủy ban Châu Âu cho thấy mức độ và tầm quan trọng của công việc mà Hải quan đang thực hiện trong lĩnh vực này. Tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Châu Âu thông qua các công việc của chúng ta với các đối tác quốc tế, các quốc gia thành viên và trong ngành."

 

Về xuất xứ của các loại hàng giả, Trung Quốc tiếp tục là nguồn cung cấp hàng giả chủ yếu. Tuy nhiên, các quốc gia khác lại là nguồn cung cấp hàng đầu các loại sản phẩm đặc thù, chẳng hạn như: đối với Ma-rốc là các loại thực phẩm, Hồng Kông là đĩa CD/DVD và các sản phẩm thuốc lá khác (chủ yếu là thuốc lá điện tử và hộp chất lỏng dùng cho thuốc lá điện tử), và Bungari là vật liệu đóng gói. Khoảng 90% các vụ việc bị ngăn chặn là bị tiêu hủy hàng hóa hoặc khởi kiện ra tòa để xác định hành vi xâm phạm.

 

 

(Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh)

Các bài viết khác