Logo

Ấn Độ không công nhận các quyền sở hữu trí tuệ, gây cản trở cho các nhà đầu tư

24/10/2013

NEW DELHI: Một cơ quan thương mại Hoa Kỳ đã yêu cầu Ấn Độ thúc đẩy việc đổi mới và tăng cường các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT) của quốc gia này, đồng thời cho rằng việc không công nhận các quyền SHTT đang gây cản trở cho các nhà đầu tư và kìm hãm nền kinh tế Ấn Độ.

 

NEW DELHI: Một cơ quan thương mại Hoa Kỳ đã yêu cầu Ấn Độ thúc đẩy việc đổi mới và tăng cường các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT) của quốc gia này, đồng thời cho rằng việc không công nhận các quyền SHTT đang gây cản trở cho các nhà đầu tư và kìm hãm nền kinh tế Ấn Độ.

 

"Ấn Độ có tiềm năng để trở thành một trong những thị trường hàng đầu trên thế giới trong các ngành liên quan đến SHTT nếu quốc gia này phát triển một nền kinh tế tri thức trên cơ sở thực hiện việc đổi mới", Mark Elliot, Phó Chủ tịch Điều hành của Trung tâm Sở hữu Trí tuệ Toàn cầu (GIPC), cho biết.

 

Tuy nhiên, Ấn Độ đã không công nhận các quyền SHTT, điều này đang gây cản trở cho các hoạt động đầu tư vào quốc gia này và kìm hãm nền kinh tế, ông cũng cho biết thêm.

 

GIPC, một chi nhánh của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, là cơ quan đấu tranh cho các quyền về SHTT.

 

“Xói mòn SHTT là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyết định đầu tư tại Ấn Độ”, GIPC cho biết.

 

GIPC cũng cho biết một cuộc nghiên cứu gần đây – Chỉ số Sở hữu Trí tuệ Quốc tế: Đo Chỉ số -- đã cho thấy rằng Ấn Độ từ trước đến giờ luôn xếp ở vị trí cuối cùng trong gần như mọi chỉ số, đồng thời nghi ngờ về cam kết của Ấn Độ trong việc thúc đẩy việc đổi mới và tiếp tục con đường hướng đến việc tạo ra một nền kinh tế tri thức.

 

"Các hệ thống SHTT bền vững có thể thu hút mạnh đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nhờ đó tạo ra nhiều việc làm hơn cho người dân, mang lại cho họ những cơ hội tốt hơn và bơm nguồn vốn vào nền kinh tế", GIPC cho biết.

 

Ấn Độ đã ban hành các quy định pháp luật về SHTT đối xử phân biệt đối với các công ty đang khuyến khích đổi mới, và các quy định này cũng không phù hợp với các tiêu chuẩn SHTT toàn cầu, GIPC than vãn.

 

Theo GIPC, các quyết định chống lại việc bảo hộ các quyền về SHTT được thực hiện ở Ấn Độ trong năm qua đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng của các doanh nghiệp trong việc đầu tư vào những tiến bộ về y học và công nghệ.

 

Trong tháng 4 năm nay, một công ty dược lớn của Thụy Sỹ là Novartis AG đã thất bại trong cuộc chiến pháp lý kéo dài 7 năm liên quan đến yêu cầu cấp patent cho sáng chế thuốc chữa bệnh ung thư máu Glivec tại Ấn Độ và ngăn cản các công ty Ấn Độ sản xuất các thuốc gốc (thuốc generic), do Tòa án Tối cao đã bác bỏ biện hộ của công ty đa quốc gia này.

 

Năm 2009, Novartis đã khiếu nại lên Tòa án Tối cao Ấn Độ đối với quyết định của Hội đồng Xét xử Phúc Thẩm về Sở hữu Trí tuệ có trụ sở đặt tại Chennai trong đó bác bỏ yêu cầu cấp patent cho sáng chế nêu trên của công ty này.

 

(VPLS Phạm và Liên danh)

Các bài viết khác