Logo

Thẩm định thư bảo lãnh – Việc không thể xem nhẹ

06/08/2013

Trong quan hệ kinh tế, để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, các bên thường áp dụng một số biện pháp theo quy định của pháp luật như: đặt cọc, cầm cố, thế chấp ... và thông qua bảo lãnh Ngân hàng (NH). Trong các hình thức bảo đảm, thư bảo lãnh (TBL) của NH được DN ưu tiên lựa chọn bởi mức độ tin cậy của DN dành cho NH. Vì vậy, khi nhận được TBL, không ít DN thường xem nhẹ việc thẩm định.

Trong quan hệ kinh tế, để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, các bên thường áp dụng một số biện pháp theo quy định của pháp luật như: đặt cọc, cầm cố, thế chấp ... và thông qua bảo lãnh Ngân hàng (NH). Trong các hình thức bảo đảm, thư bảo lãnh (TBL) của NH được DN ưu tiên lựa chọn bởi mức độ tin cậy của DN dành cho NH. Vì vậy, khi nhận được TBL, không ít DN thường xem nhẹ việc thẩm định.

 

Theo quy định của pháp luật, người có thẩm quyền ký TBL của NH cũng chỉ là người đại diện theo pháp luật, nếu người khác ký phải có văn bản uỷ quyền. Hầu hết TBL đều do trưởng hoặc phó trưởng chi nhánh ký, tuy nhiên, chẳng NH nào tự động giao cho DN được bảo lãnh văn bản ủy quyền; và vì nhiều lý do khác nhau, không ít trường hợp NH phát hành TBL bằng tín chấp hoặc tín chấp một phần. Do đó, một khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, NH thường dùng điệp khúc “người ký không đúng thẩm quyền” để gây khó dễ cho DN, qua đó không thực hiện hoặc chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ bảo lãnh. Tương tự, hạn mức dành cho người được ủy quyền ký TBL cũng là vấn đề pháp lý đáng quan tâm. Thời gian gần đây, nhiều tranh chấp xảy ra giữa DN và NH vì NH từ chối nghĩa vụ bảo lãnh chỉ với lý do đơn giản là người ký TBL vượt hạn mức quy định. Hạn mức là vấn đề nội bộ của mỗi NH, DN không buộc phải biết và chịu trách nhiệm. DN chỉ cần có đủ cơ sở chứng minh được người ký TBL là người có thẩm quyền. Dẫu vậy, việc gây khó dễ vẫn cứ diễn ra, tranh chấp vẫn phải tranh chấp. Và trong mọi trường hợp, dù ít dù nhiều, DN phải chịu thiệt hại.

 

Trong hoạt động kinh doanh, niềm tin là quan trọng nhưng không vì thế mà bỏ qua những công đoạn xác định tính hiệu lực của các văn bản giao dịch. Chính vì vậy, khi nhận được TBL, dù nó được phát hành bởi NH nào, uy tín đến đâu, DN không nên bỏ qua khâu thẩm định. Đặc biệt, ngoài TBL, DN cần yêu cầu NH cung cấp văn bản ủy quyền và văn bản xác định hạn mức của người ký. Có như vậy DN mới đảm bảo hạn chế rủi ro và thiệt hại cho mình, loại bỏ những tranh chấp không đáng trong tương lai.

 

                                                                                                                (Nguồn: Báo Công an Đà Nẵng phối hợp cùng Chi nhánh VPLS Phạm & Liên danh tại Đà Nẵng)


Các bài viết khác