Logo

Phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại trong quan hệ hợp đồng kinh doanh thương mại

11/03/2014

Phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại là 2 hình thức chế tài cơ bản và quan trọng trong thương mại khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Về mặt pháp lý, 2 hình thức này có tính độc lập và khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế xây dựng, soạn thảo và đàm phán hợp đồng, doanh nghiệp thường có sự nhầm lẫn và không có sự phân biệt rạch ròi giữa 2 hình thức này nên dễ gặp bất lợi khi có tranh chấp xảy ra.

Phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại là 2 hình thức chế tài cơ bản và quan trọng trong thương mại khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Về mặt pháp lý, 2 hình thức này có tính độc lập và khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế xây dựng, soạn thảo và đàm phán hợp đồng, doanh nghiệp thường có sự nhầm lẫn và không có sự phân biệt rạch ròi giữa 2 hình thức này nên dễ gặp bất lợi khi có tranh chấp xảy ra.

 

Theo quy định của Luật Thương mại 2005: phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận; bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Luật thương mại quy định: mức phạt vi phạm tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm trừ hợp đồng dịch vụ giám định; giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

 

Theo ý kiến của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, mức phạt 8% là quá thấp bởi thực tế khó có thể chứng minh hết được các thiệt hại của mình để yêu cầu bồi thường, do đó cứ để cho các bên tự thỏa thuận về mức phạt là phù hợp nhất. Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Lê Ngô Hoài Phong, Trưởng CN Văn phòng luật sư Phạm và Liên Danh tại Đà Nẵng cho rằng: "Đó là quan điểm hoàn toàn phù hợp, là tín hiệu tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét đến bối cảnh mà đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, quản lý doanh nghiệp thì theo kiểu "gia đình" nên dễ vi phạm hợp đồng, đặc biệt là với đối tác nước ngoài. Nếu Luật thương mại quy định mức phạt hợp đồng thương mại tự do như quy định của Bộ luật Dân sự thì một doanh nghiệp có thể bị phá sản chỉ vì một hành vi vi phạm hợp đồng".

 

Vì vậy, luật sư Phong khuyến nghị: "Để phòng tránh thiệt hại trong trường hợp bị vi phạm hợp đồng, ngoài quy định về mức phạt vi phạm, doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu đưa vào hợp đồng những quy định chi tiết về thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm như: chi phí cơ hội bị bỏ lỡ, chi phí mà bên bị vi phạm phải chịu phạt và bồi thường cho bên thứ ba, phí giải quyết tranh chấp...

Chuyên mục này có sự hợp tác về chuyên môn của  Chi nhánh Văn phòng luật sư Phạm và Liên Danh tại Đà Nẵng

Đường dây nóng hỗ trợ tư vấn: 0511.3600109; 0905102425


Các bài viết khác