Logo

NGHĨA VỤ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

10/01/2014

Pháp luật sở hữu trí tuệ của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu. Hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này cũng quy định tương tự chủ yếu do kế thừa thành quả của các nước phát triển.


Pháp luật sở hữu trí tuệ của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu. Hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này cũng quy định tương tự chủ yếu do kế thừa thành quả của các nước phát triển.

 

Cụ thể là, điểm d khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định nếu nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong 5 năm liên tục tính cho đến ngày có đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực. Khoản 5 Điều 124 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 quy định sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây: a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ; c) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ. Định nghĩa về hành vi sử dụng nhãn hiệu được làm rõ hơn tại Điều 21 Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP theo đó hành vi lưu thông sản phẩm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 124 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 bao gồm cả hành vi bán, trưng bày để bán, vận chuyển sản phẩm.

 

Để xem toàn bộ nội dung bài viết đăng trên tạp chí Luật học, xin mời bấm click here

Các bài viết khác