Logo

Một số vấn đề pháp lý về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

21/08/2013
Trong khoa học pháp lý của nhiều quốc gia trên thế giới, bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (non-voluntary licensing – Li-xăng không tự nguyện hay còn được gọi là compulsory licensing – Li-xăng bắt buộc) không phải là vấn đề mới. Sự ra đời của khái niệm bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (BBCGQSDSC) được xem là bắt nguồn từ nghĩa vụ sử dụng sáng chế của chủ sở hữu sáng chế được đưa ra bởi Luật độc quyền của UK năm 1623.

Trong khoa học pháp lý của nhiều quốc gia trên thế giới, bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (non-voluntary licensing – Li-xăng không tự nguyện hay còn được gọi là compulsory licensing – Li-xăng bắt buộc) không phải là vấn đề mới. Sự ra đời của khái niệm bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (BBCGQSDSC) được xem là bắt nguồn từ nghĩa vụ sử dụng sáng chế của chủ sở hữu sáng chế được đưa ra bởi Luật độc quyền của UK năm 1623. Sau đó, tại Thượng nghị viện Hoa Kỳ từ năm 1790, tại Thượng nghị viện Anh năm 1851 và tại Đức năm 1853, các nhà chính sách đã tranh luận về BBCGQSDSC như là biện pháp thúc đẩy những lợi ích của hệ thống sáng chế trong khi giảm tối thiểu các rủi ro của hệ thống này. Đạo luật đầu tiên trên thế giới có quy định trực tiếp về BBCGQSDSC là Luật sáng chế của UK năm 1883. Quy định trên đã tác động một cách mạnh mẽ tới luật sáng chế của nhiều quốc gia trên thế giới và ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ước Paris liên quan đến vấn đề này. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đều có quy định về BBCGQSDSC trong pháp luật của mình....

 

Xem toàn bộ bài viết

Các bài viết khác