Logo

Hành vi sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa

20/05/2014

Với gần 25 năm kinh nghiệm và là đại diện cho các thương hiệu hàng đầu thế giới như Honda, Adidas, Shiseido, Bosch, Kotex..., Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh có mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên với các cơ quan chức năng như công an kinh tế, quản lý thị trường, thanh tra... trên toàn quốc trong việc xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

VỤ VIỆC

Tang vật vi phạm đang bị tạm giữ là sản phẩm sữa được nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Theo các tài liệu liên quan và kết quả kiểm nghiệm thực tế của cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang, số tang vật hiện vẫn có giá trị sử dụng và vẫn còn trong hạn sử dụng của nhà sản xuất.

 

Do cùng một hành vi sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa lại có hai văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đã gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc áp dụng pháp luật. Ngày 28/04/2014, theo đề nghị cho biết ý kiến chuyên môn về việc áp dụng văn bản pháp luật đối với hành vi như trên của Đội QLTT Chống hàng giả tỉnh Bắc Giang, Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh có quan điểm như sau (*):

 

PHÂN TÍCH & ĐÁNH GIÁ

 

1. Văn bản pháp luật được xem xét

 

1.1 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 

Điều 21. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

 

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa”.

 

Bình luận:

Tên Điều 21 Nghị định 185/2013 quy định rõ đối tượng vi phạm ở đây là hàng hoá quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác. Nội dung diễn giải trong Điều 21 từ mục (a) đến (c) cũng thể hiện rõ quy định cho từng hành vi tương ứng. Như vậy, đối tượng áp dụng ở đây là hàng hoá quá hạn sử dụng.

 

1.2 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

 

“Điều 26. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa

3. Mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa”.

 

Bình luận:

Tên Điều 26 Nghị định 80/2013 phù hợp với các nội dung diễn giải “hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa (mục 3); Gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa;” (mục 5.b). Như vậy, đối tượng vi phạm cụ thể trong tình huống cụ thể là hộp sữa - hàng hoá nhập khẩu chưa quá hạn sử dụng nhưng bị tác động bằng ngoại lực (tẩy, xoá, sửa chữa) làm sai lệch thông tin về hàng hoá nhằm mục đích có lợi cho đối tượng vi phạm.

 

2. Đối tượng và hành vi vi phạm

Đối tượng vi phạm là sản phẩm sữa nhập khẩu còn thời hạn sử dụng của nhà sản xuất.

 

Hành vi vi phạm là hành vi tẩy xoá hạn sử dụng của sản phẩm trong khi bản thân sản phẩm vẫn còn trong thời hạn sử dụng của nhà sản xuất nêu trên có thể nhằm mục đích thu hút tâm lý mua hàng của người tiêu dùng, "tăng thêm khả năng" người tiêu dùng tin đây là sản phẩm mới sản xuất, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với đối thủ cạnh tranh.

 

KẾT LUẬN

Theo các phân tích nêu trên, đối với hành vi vi phạm sửa chữa lại hạn sử dụng của sản phẩm sữa nhập khẩu còn thời hạn sản xuất của nhà sản xuất, Cơ quan Quản lý Thị trường áp dụng Nghị định 80/2013 là có cơ sở.

 

(*) Với gần 25 năm kinh nghiệm và là đại diện cho các thương hiệu hàng đầu thế giới như Honda, Adidas, Shiseido, Bosch, Kotex..., Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh có mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên với các cơ quan chức năng như công an kinh tế, quản lý thị trường, thanh tra... trên toàn quốc trong việc xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

 

Pham & Associates


Các bài viết khác