Logo

Đàm phán hợp đồng – Mất lòng trước sẽ được lòng sau

06/08/2013

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), soạn thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng (HĐ) là công việc thường xuyên của doanh nghiệp (DN). Nếu như các DN có vốn đầu tư nước ngoài xem đàm phán HĐ là việc thiết yếu, cần làm rõ và thống nhất từng vấn đề dù là nhỏ nhất trước khi đặt bút ký một HĐ; thì ngược lại, nhiều DN Việt Nam vẫn còn tư tưởng e dè trong đàm phán, cho rằng đưa ra nhiều yêu cầu và đề nghị làm rõ HĐ sẽ làm đối tác phật lòng.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), soạn thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng (HĐ) là công việc thường xuyên của doanh nghiệp (DN). Nếu như các DN có vốn đầu tư nước ngoài xem đàm phán HĐ là việc thiết yếu, cần làm rõ và thống nhất từng vấn đề dù là nhỏ nhất trước khi đặt bút ký một HĐ; thì ngược lại, nhiều DN Việt Nam vẫn còn tư tưởng e dè trong đàm phán, cho rằng đưa ra nhiều yêu cầu và đề nghị làm rõ HĐ sẽ làm đối tác phật lòng.

 

Cách nghĩ này của các DN Việt Nam xuất phát từ việc chúng ta mới ở giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, các quan hệ trong kinh doanh thương mại thông thường hình thành từ những mối thân quen. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta, DN nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam ngày một nhiều hơn, một bộ phận DN Việt Nam cũng đã lớn mạnh và làm việc ngày một chuyên nghiệp hơn, chúng tôi cho rằng đã đến lúc các DN Việt Nam cần phải có cách nghĩ khác về đàm phán HĐ. Chia sẻ vấn đề này, luật sư Lê Ngô Hoài Phong-Trưởng Chi nhánh Văn phòng luật sư Phạm và Liên Danh tại Đà Nẵng cho rằng: “Ngoài các điều khoản về giá cả, chi phí, thanh toán, DN thường ít quan tâm đến sự đầy đủ và chính xác về quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ, đến câu từ của HĐ và cả tư cách của người đại diện ký kết HĐ. Có trường hợp, DN biết rất rõ rằng người đại diện ký kết HĐ phải là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của DN, nếu không, HĐ sẽ vô hiệu; nhưng khi gặp phải trường hợp đại diện của đối tác không phải là người đại diện theo pháp luật, họ vẫn ngại yêu cầu bổ sung giấy ủy quyền. Tuy nhiên, thực tế phần nhiều các tranh chấp khó giải quyết bằng thương lượng đều rơi vào các HĐ có nhiều thiếu sót, nhiều quy định lỏng lẻo và mơ hồ”.

 

Quan hệ hợp đồng trong kinh doanh thương mại là quan hệ nhằm mục đích mang lại lợi ích cho cả hai hay nhiều bên và là nền tảng cho sự hợp tác, hỗ trợ nhau cùng lớn mạnh trong tương lai. Vì vậy, nếu các bên thiếu sự nghiêm túc, chuyên nghiệp, và đặc biệt là còn nhiều e ngại, sợ mất lòng đối tác trong quá trình đàm phán HĐ thì đồng nghĩa với việc các bên đang nuôi dưỡng “mầm mống tranh chấp”. Đến đây, chúng tôi chợt nhớ đến câu tục ngữ: “Mất lòng trước, được lòng sau”.

 

                                                                                                                (Nguồn: Báo Công an Đà Nẵng phối hợp cùng Chi nhánh VPLS Phạm & Liên danh tại Đà Nẵng)


Các bài viết khác