Logo

BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƯƠNG MẠI

22/02/2014

Vụ án được bình luận trong bài viết là một ví dụ điển hình cho việc giải quyết hiện tượng xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại cũng như điều kiện để doanh nghiệp có thể dùng tên địa danh bảo hộ cho nhãn hiệu của mình và được xem xét với nhiều vấn đề pháp lý phát sinh dưới góc độ pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng. Cụ thể, các vấn đề pháp lý sau đây đã được phân tích trong bài viết:

TS. LÊ THỊ NAM GIANG - Phó Trưởng khoa Luật quốc tế, Trường đại học Luật Tp. HCM

PHẠM VŨ KHÁNH TOÀN - Trưởng Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh

 

Vụ án được bình luận trong bài viết là một ví dụ điển hình cho việc giải quyết hiện tượng xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại cũng như điều kiện để doanh nghiệp có thể dùng tên địa danh bảo hộ cho nhãn hiệu của mình và được xem xét với nhiều vấn đề pháp lý phát sinh dưới góc độ pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng. Cụ thể, các vấn đề pháp lý sau đây đã được phân tích trong bài viết:

 

(i) Tên của cơ sở kinh doanh, trong trường hợp này là tên Nhà máy xi măng Trung Sơn trong Dự án thành lập Nhà máy có được pháp luật bảo hộ là tên thương mại không?;

 

(ii) Việc sử dụng tên địa danh, cụ thể là tên xã Trung Sơn làm dấu hiệu trong nhãn hiệu “Trung Sơn - xi măng Pooc Lăng hỗn hợp - Hoà Bình - Việt Nam” có thực sự không đáp ứng điều kiện bảo hộ không?

 

(iii) Sự tuân thủ pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp căn cứ hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được đưa ra bởi Cục Sở hữu trí tuệ trong Quyết định số 2470/QĐ-SHTT ngày 8/12/2012 (đối tượng của vụ kiện) là nhãn hiệu được bảo hộ có chứa dấu hiệu trùng với thành phần phân biệt trong tên thương mại của Nhà máy xi măng Trung Sơn nhưng Toà án khi tuyên sửa bản án sơ thẩm chỉ dựa trên căn cứ nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ vì không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

 

Xem toàn bộ bài viết

Các bài viết khác